Ông Lục thoát nghèo từ nuôi bò

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/12/2019 | 8:05:16 AM

YênBái - Gia đình ông Phùng Xuân Lục ở thôn Giáp Cang, xã Khai Trung, huyện Lục Yên nỗ lực vươn lên từ hộ nghèo đến nay không những thoát nghèo mà còn gây dựng được mô hình chăn nuôi bò bán công nghiệp với tổng đàn luôn duy trì đảm bảo 10 con bò sinh sản.

Nhờ chăm sóc tốt, đàn bò của ông Phùng Xuân Lục luôn khỏe mạnh.
Nhờ chăm sóc tốt, đàn bò của ông Phùng Xuân Lục luôn khỏe mạnh.

Trước đây, gia đình ông Lục là hộ nghèo nên thường xuyên cần đến sự trợ giúp của Nhà nước. Năm 2015, ông nhận sự hỗ trợ từ dự án hỗ trợ chăn nuôi bò bán công nghiệp của tỉnh hỗ trợ con giống và tiền làm chuồng trại. 

Có được bò giống, gia đình ông đầu tư xây dựng chuồng trại, khai phá hơn 4.000m vuông đất đồi rừng trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi bò; đồng thời, tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi. Qua đó, khu vực chuồng trại chăn nuôi bò được ông làm vệ sinh sạch sẽ và luôn tuân thủ nghiêm các chế độ tiêm phòng bệnh dịch theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. 

Chế độ ăn, uống cho bò cũng được ông tính toán cẩn thận và thường xuyên tăng cường thêm muối bằng cách pha trộn vào thức ăn, pha loãng với nước cho bò uống; vào mùa đông cho bò ăn bổ sung thêm chất tinh bột như sắn, ngô… 

Do áp dụng tốt các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi, nên đàn bò của ông Lục tăng đàn dần lên theo từng năm và cứ thế, việc nuôi bò đã giúp gia đình ông Lục thoát nghèo. Đến nay, trong chuồng của ông luôn có 10 con bò sinh sản khỏe mạnh, trong đó, có 3 con bò đực được thay giống 3 năm một lần để tạo nguồn con giống tự cấp đảm bảo chất lượng. 

Ông Lục chia sẻ: "Trong năm, từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch, khi bà con vừa thu hoạch xong vụ ngô, gia đình thường đưa bò ra các bãi cỏ chăn thả để chúng có thêm nguồn thức ăn tự nhiên. Trung bình mỗi năm đàn bò đẻ từ 5 - 7 con bê và nuôi từ 1,5 tuổi đến hơn 2 năm tuổi là đủ tiêu chuẩn bán bò thịt. Tùy theo con to, nhỏ được bán với giá trung bình từ 15 đến trên 20 triệu đồng/con. Hai năm gần đây, gia đình có nguồn thu từ bán bò thịt đạt trên 70 triệu đồng/năm".
 
Từ hiệu quả mô hình chăn nuôi bò bán công nghiệp của ông Lục, đã có nhiều người dân trong, ngoài xã đến thăm quan, học tập và làm theo. Ông Vi Văn Ngọc - Chủ tịch UBND xã Khai Trung cho biết: Trong 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, ngoài việc huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển kinh tế luôn được Đảng bộ, chính quyền xã chú trọng và chỉ đạo thực hiện. 

Tại địa phương, đã hình thành nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, đó là mô hình trồng cây ăn quả có múi và mô hình chăn nuôi trâu, bò theo hướng sản xuất hàng hóa... Đến thời điểm này, thu nhập bình quân đầu người trong toàn xã đạt 33,5 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,7%. 

"Năm 2019, xã Khai Trung đã hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới cũng nhờ từ sự đồng thuận của người dân trên địa bàn. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tuyên truyền, nhân rộng thêm các mô hình điển hình phát triển kinh tế như hộ ông Phùng Xuân Lục” - ông Ngọc nói.

Vũ Đồng

Tags Khai Trung Lục Yên bò sinh sản thịt bò

Các tin khác
Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Khoa học Quân sự Bộ CHQS tỉnh trao đổi nghiệp vụ công tác quản trị mạng với Thượng úy Đoàn Thị Hạnh và cán bộ chiến sĩ trong đơn vị.

Được lãnh đạo Ban Tuyên huấn Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh giới thiệu, tôi có dịp làm quen với nữ quân nhân trẻ 8X “Giỏi việc quân, đảm việc nhà” của đơn vị: Thượng úy Đoàn Thị Hạnh - nhân viên Ban Khoa học Quân sự, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

Anh La Đình Yên sử dụng chiếc xe vận chuyển gạch do anh tự chế tạo.

La Đình Yên - chàng trai người Cao Lan ở xã Đại Đồng, huyện Yên Bình sau bao trắc trở trên con đường lập nghiệp nay đã vươn lên làm ông chủ cơ sở sản xuất gạch không nung uy tín khắp phía Tây hồ Thác Bà.

Dù bị tàn tật nhưng anh Lý Xuân Tuyến không ngừng vươn lên, tự học hỏi, trau dồi kỹ năng để giúp đỡ học sinh quê mình.

Một lớp học không bục giảng, không bụi phấn. Người thầy giáo nằm trên chiếc giường với chiếc máy tính, tay điều khiển con chuột, phía dưới chiếc màn hình lớn là 3, 4 cái bàn được kê sát lại với nhau. Đó là lớp học của thầy Lý Xuân Tuyến người dân tộc Tày, xã Cảm Nhân, huyện Yên Bình.

Thượng úy Phạm Thị Khánh Hà nhận giải Nhất Cuộc thi “Tìm hiểu Bộ luật Hình sự”.

Đó là Thượng úy Phạm Thị Khánh Hà -cán bộ Phòng Tham mưu, Công an tỉnh Yên Bái người giành giải nhất Cuộc thi "Tìm hiểu Bộ luật Hình sự” năm 2019 với bài thi 1.000 trang viết tay khổ A4, hơn 100 ảnh tư liệu công an nhân dân, được đóng thành 5 tập, điểm nhấn là những câu chuyện, những vụ án hình sự phức tạp, những chiến công của lực lượng công an Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục