Bao giờ tôi mới ngừng không “vác tù và hàng tổng!”

  • Cập nhật: Chủ nhật, 9/10/2022 | 8:05:43 AM

YênBái - “Nhiệm kỳ bầu trưởng thôn vừa rồi, nhiều bà con gặp tôi đã “dọa” rằng sẽ bầu tôi làm trưởng thôn đến lúc nào mà tôi “2 tay 2 gậy” mới chịu thôi. Thế đấy! cứ đà này, không biết đến khi nào tôi mới ngừng không “vác tù và hàng tổng nữa!” – Câu nói bình dị mà chân quý của bà Đỗ Thị Minh Hợi ở thôn Phố Hóp, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đã chạm đến nhịp thở của biết bao trái tim yêu Đảng, yêu Bác Hồ.

Trưởng thôn Đỗ Thị Minh Hợi luôn gần gũi với người dân, tận tụy trong từng việc làm nhỏ nhất.
Trưởng thôn Đỗ Thị Minh Hợi luôn gần gũi với người dân, tận tụy trong từng việc làm nhỏ nhất.

Chia sẻ trong cuộc gặp mặt, tọa đàm, tuyên duyên các tập thể, cá nhân tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái tổ chức nhân kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022), bà Đỗ Thị Minh Hợi, Phó Bí thư Chi bộ thôn Phố Hóp, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xúc động chia sẻ rằng sau hơn 20 năm liên tục làm người "vác tù và hàng tổng”, bản thân bà chưa bao giờ dám nghĩ tới có một ngày lại được tham dự một diễn đàn chia sẻ về cách học tập và làm theo Bác nhiều ý nghĩa như vậy. 

Vừa cảm nhận thấy đây là niềm vinh dự, tự hào, vừa xúc động và thấy trách nhiệm trước những tình cảm đặc biệt của Nhân dân, của lãnh đạo huyện đã dành mình, bà Hợi giản dị nói: Học theo Bác kính yêu đâu nhất thiết phải là những việc gì to tát, cao sang, xa xôi ở đâu, ngoài sức tưởng tưởng mà với tôi chính là hãy cố gắng làm thật tốt những việc dù nhỏ nhất, bình dị nhất trong cuộc sống những có lợi cho dân, cho làng, xã và tốt cho mọi người thì đó chính là đã và đang học tập và làm theo Bác.

Những ngày đầu nhận làm Trưởng thôn Phố Hóp, đúng là chỉ vì nể bà con đã tin tưởng. Vậy mà, nhận việc rồi, bà Hợi càng làm càng thấy say, thấy thú vị. Say vì công việc cuốn hút, nhiều khi rất bận rộn, rất tất bật những lại không thấy mệt. Nhất là khi giải quyết những việc phức tạp trong nhân dân, giải quyết thành công rồi thì thấy lòng bà thấy vui vui là lạ. 

Thú vị nhất là càng làm thì tình cảm của bà con dành cho bà Hợi càng nhiều hơn, ngược lại bà Hợi lại thêm hiểu tính tình của bà con nhiều hơn. Nhiều khi chỉ là quả trứng, ngọn rau hay cân đường hộp sữa khi trái gắng trở trời, những món quà rất nhỏ bé về giá trị vật chất lại không nhỏ về giá trị tinh thần đã làm bà Hợi vô cùng hạnh phúc. 

Quan điểm của bà Hợi, để người dân tin tưởng vào chính quyền từ thôn, đến xã và dành những tình cảm cho đội ngũ cán bộ của thôn, cùng đồng hành với cán bộ thôn trong những công việc chung thì điều quan trọng nhất là phải làm tốt công tác vận động, thuyết phục, tạo sự đồng thuận, nhất quán cao về chính trị, tư tưởng và những hành động, việc làm cụ thể. 

Muốn làm được như vậy, những người đứng đầu ở cơ sở cần phải thực sự mẫu mực, nêu gương trước Nhân dân, sẵn sàng hy sinh một số quyền lợi cá nhân, gia đình mình cho tập thể. Phải là người có mặt đầu tiên mỗi khi gia đình hộ dân gặp chuyện khúc mắc, khó khăn, hoạn nạn để kịp thời chia sẻ, động viên giúp họ xoa dịu đi nỗi đau, hay sự bức xúc, bế tắc…rồi đồng hành cùng họ lấy lại cân bằng trong cuộc sống. 

Và nhất định phải là người đầu tiên và thường xuyên truyền đạt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là những nội dung liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân. Phải huy động một cách tốt nhất sức mạnh đoàn kết của nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và xây dựng hệ thống chính trị tại địa phương. 

Trong đó, huy động sự đóng góp nhân lực, vật lực và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn là hết sức cần thiết. Muốn làm được điều đó, việc quan trọng nhất là người trưởng thôn phải thực sự công khai, dân chủ, phải chắt chiu từng đồng tiền mà người dân đóng góp. 


Bà Đỗ Thị Minh Hợi vinh dự được Huyện ủy Trấn Yên tuyên dương là điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2022

Với tinh thần đó, chỉ trong một vài năm gần đây, bà Hợi đã vận động nhân dân đóng góp được hàng tỉ đồng vào xây dựng, nâng cấp các công trình phúc lợi trong thôn như: xây dựng 2,5 km đường điện chiếu sáng với tổng giá trị trên 50 triệu đồng. Các tuyến đường giao thông trong thôn được duy tu bảo dưỡng, nạo vét cống rãnh, vệ sinh sạch sẽ thường xuyên. 

Thôn đã làm mới tuyến đường giao thông nông thôn với chiều dài 740m trị giá trên 500 triệu; Nhân dân đã tự tháo dỡ nhà văn hóa cũ mà mình đã góp vốn xây dựng vào những năm trước đó, rồi lại cùng nhau đóng góp trên 200 triệu vốn đối ứng để xây dựng nhà văn hóa mới…

Việc thành lập các tổ dân cư tự quản trong nhân dân cũng là một trong những cách làm hay. Thôn Phố Hóp có 180 hộ dân, 624 nhân khẩu  được chia thành 5 tổ tự quản. Tổ trưởng tổ tự quản được lựa chọn là những người nhiệt tình, trách nhiệm. 

Ngoài ra, để động viên, khuyến khích tổ tự quản, hằng năm trưởng thôn Đỗ Thị Minh Hợi đã trích một phần tiền phụ cấp của mình để hỗ trợ các tổ trưởng tổ tự quản. Với cách làm đó, các tổ trưởng tổ tự quản đã hỗ trợ trưởng thôn rất nhiều trong việc quản lý người dân, hộ dân và giúp thôn kịp thời hóa giải các vụ việc phức tạp, không để phát sinh điểm nóng. 

Nhờ vậy mà nhiều năm liên tục, Chi bộ thôn Phố Hóp, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đều được đánh giá là Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thôn Phố Hóp được đánh giá đạt thôn văn hóa, thôn học tập…Đến hết năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của người dân trong Thôn đạt 53,5 triệu đồng/năm, cao hơn mặt bằng chung của huyện. Phố Hóp không còn hộ nghèo, tỷ lệ nhà xây kiên cố đạt trên 95%. 

Tháng 8 năm 2021, thôn được UBND Huyện Trấn Yên công nhận cán đích nông thôn thôn mới kiểu mẫu. Những thành quả nổi bật trên, có sự đóng góp to lớn và quan trọng của người "vác tù và hàng tổng” Đỗ Thị Minh Hợi. 

Năm nay đã ngót sáu mươi nhưng suốt hơn 20 năm liên tục được dân tín dân yêu, tận tâm tận tụy từ những việc nhỏ nhất với đích đến cuối cùng là mang lại sự hài lòng cho người dân, niềm vui, hạnh phúc và lợi ích cho nhân dân, đó cũng chính là niềm hạnh phúc, lẽ sống của bà những năm tháng phía trước. 

Bà Đỗ Thị Minh Hợi, Phó Bí thư Chi bộ, trưởng thôn Phố Hóp, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái xứng đáng là tấm gương bình dị mà cao quý, là điển hình tiêu biểu trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở huyện Trấn Yên nói riêng và ở tỉnh Yên Bái nói chung.

Bà Hợi dí dỏm kể: "Nhiệm kỳ bầu trưởng thôn vừa rồi, nhiều bà con gặp tôi đã "dọa” rằng sẽ bầu tôi làm trưởng thôn đến lúc nào mà tôi "2 tay 2 gậy” mới chịu thôi. Thế đấy! cứ đà này, không biết đến khi nào tôi mới ngừng không "vác tù và hàng tổng” nữa! - Câu nói bình dị và chân chất của bà Đỗ Thị Minh Hợi thôn Phố Hóp, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã chạm đến nhịp thở của biết bao trái tim yêu Đảng, yêu Bác Hồ. Và câu trả lời có lẽ chỉ Nhân dân mới biết.

Nguyễn Thư (Trung tâm TT và VH Trấn Yên)

Các tin khác
Đại úy Mai Anh Tuấn - Phó Đội trưởng Đội điều tra, Phòng An ninh điều tra, Công an tỉnh.

5 năm qua, Đại úy Mai Anh Tuấn đã cùng đồng đội tham gia điều tra, khám phá, giải quyết 40 vụ án với 65 bị can; trong đó, có nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, chủ yếu là các loại tội phạm liên quan đến hành vi tàng trữ, mua bán trái phép vật liệu nổ; lưu hành tiền giả; môi giới, tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép…

Ông Vũ Hữu Lê - Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí và Xây lắp Hồng Hà, thành phố Yên Bái (bên ngoài) kiểm tra chất lượng các loại máy móc của Công ty.

Nhiều chiếc máy với công dụng khác nhau do các “tác giả không chuyên” trên địa bàn tỉnh Yên Bái nghiên cứu, chế tạo khi ứng dụng vào sản xuất đã khẳng định hiệu quả. Họ là những học sinh, sinh viên, nông dân say mê nghiên cứu, sáng chế và kết quả là không ít các công trình, sáng chế đã mang lại lợi ích rất lớn.

Thiếu tá Bùi Hồng Huấn (trái) nhận Bằng khen của Bộ Công an.

Với cương vị là Trưởng Công an phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ, Thiếu tá Bùi Hồng Huấn đã tích cực tham mưu với Đảng ủy, UBND phường lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn phường thực hiện tốt công tác xây dựng Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (BVANTQ)”.

Cựu chiến binh Trần Đăng Dung (bên phải) chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm với lãnh đạo xã Đại Lịch và cán bộ Hội Cựu chiến binh tỉnh.

56 năm tuổi đời, 35 năm tuổi Đảng, cựu chiến binh (CCB) Trần Đăng Dung ở thôn Kè, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn là tấm gương sáng học tập và làm theo lời Bác. Ông và gia đình đã có nhiều việc làm, hoạt động thiết thực, ý nghĩa, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục