Yên Bái: Những sáng chế hữu ích từ đam mê

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/10/2022 | 7:36:52 AM

YênBái - Nhiều chiếc máy với công dụng khác nhau do các “tác giả không chuyên” trên địa bàn tỉnh Yên Bái nghiên cứu, chế tạo khi ứng dụng vào sản xuất đã khẳng định hiệu quả. Họ là những học sinh, sinh viên, nông dân say mê nghiên cứu, sáng chế và kết quả là không ít các công trình, sáng chế đã mang lại lợi ích rất lớn.

Ông Vũ Hữu Lê - Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí và Xây lắp Hồng Hà, thành phố Yên Bái (bên ngoài) kiểm tra chất lượng các loại máy móc của Công ty.
Ông Vũ Hữu Lê - Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí và Xây lắp Hồng Hà, thành phố Yên Bái (bên ngoài) kiểm tra chất lượng các loại máy móc của Công ty.

Nguyễn Hồng Sơn - sinh viên Khoa Điện tử công nghệ, Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái đã sáng chế thành công chiếc máy đa năng với 4 chức năng khác nhau: thái chuối, ruôi sắn, đập cành quế, xịt rửa được kết hợp trong cùng 1 chiếc máy. 

Chia sẻ về ý tưởng, Nguyễn Hồng Sơn cho biết: "Trên thị trường có khá nhiều loại máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, đa dạng về mẫu mã, chủng loại, kích thước nhưng điểm chung của các loại máy này là giá thành cao so với sản xuất nhỏ tại nông hộ. Thêm vào đó, máy thường chỉ có 1 - 2 chức năng cơ bản phục vụ sơ chế một số loại sản phẩm nông nghiệp nhất định trong khi đặc thù của kinh tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh là sản xuất nhỏ, phối hợp nhiều ngành nghề, loại cây trồng. Do đó, nếu muốn áp dụng cơ giới hóa, máy móc vào sản xuất sẽ phải bỏ ra kinh phí không nhỏ”. 

Một chiếc máy nhiều chức năng, công dụng như thế nhưng đa phần vật liệu để làm ra nó lại được lấy từ các bộ phận của thiết bị đã hỏng, tiết kiệm đáng kể chi phí mà vẫn đảm bảo nguyên tắc hoạt động. Sản phẩm chạy bằng điện nên không xả khói thải ra môi trường, hơn thế sản phẩm hoạt động hết công năng, tận dụng tối đa nguyên liệu thừa, góp phần bảo vệ môi trường xanh sạch. 

Ông Vũ Hữu Lê - Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí và Xây lắp Hồng Hà  (thành phố Yên Bái) dù đã hơn 80 tuổi nhưng vẫn không ngừng học tập, nghiên cứu để tìm ra những giải pháp nhằm cải tiến kỹ thuật và chế tạo ra các loại máy móc mới có tính ứng dụng cao, giá thành rẻ, bền, dễ sử dụng, dễ sửa chữa. 

Đến nay, ông Lê cùng các công nhân trong Công ty đã nghiên cứu, chế tạo nhiều máy móc, thiết bị từ công suất nhỏ đến công suất lớn, sử dụng nguồn điện 1 pha hoặc 3 pha để phù hợp từ hộ dân, đến nhà máy lớn, phục vụ nhiều ngành nghề sản xuất ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước. 

Với cây quế là các thiết bị như: nồi trưng cất tinh dầu quế theo nguyên lý hấp, hệ thống sấy vỏ quế, máy băm cành quế, lá quế, máy chặt cành quế theo hành trình để đa dạng hóa cho các sản phẩm quế. Đối với cây chè là máy vò chè xanh, máy vò chè đen, boong sao chè, máy tạo hình chè, máy sấy chè, sàng chè, tách cẫng chè. 

Đối với cây dong riềng và miến dong, Công ty đã sản xuất và đưa ra thị trường máy nghiền củ dong, máy rửa củ dong, lò sấy miến dong, hệ thống lọc bột dong sạch, máy ép miến bán thủ công theo phương pháp đùn ép. Ngoài ra, còn rất nhiều máy móc, thiết bị ứng dụng trên cây sắn, trồng nấm, phân bón, cây lâm nghiệp… 

Hay có thể kể đến một chiếc máy hoàn toàn mới, chưa có trên thị trường - máy xé măng do hai em Hoàng Thái Sâm và Nguyễn Quang Đạt - học sinh Trường THPT Nguyễn Tất Thành, thành phố Yên Bái sáng chế khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Chiếc máy này đã khắc phục được những nhược điểm: năng suất lao động thấp, chi phí cho sản xuất cao, chất lượng sản phẩm không đều… trong khâu sơ chế xé từ măng miếng thành măng sợi. 1 giờ hoạt động của máy có thể xé được 50 kg măng với tỷ lệ đồng đều về kích thước lên tới 85%, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu chỉ khoảng 6%, nhanh gấp 5 lần so với làm thủ công… 

Ngoài ra, còn có máy tra hạt bầu quế, máy bừa điều khiển từ xa và rất nhiều chiếc máy khác với nhiều chức năng được sáng tạo từ những ý tưởng, thực tiễn sản xuất để giải quyết những khó khăn và mong muốn giải phóng sức lao động cho nông dân.

Những sáng tạo của người dân trên địa bàn tỉnh đã và đang hỗ trợ nông dân, người lao động thay thế sức người bằng máy móc nhằm nâng cao chất lượng, giảm giá thành, đáp ứng mục tiêu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.

Hoài Anh

Tags Yên Bái sáng chế học sinh sinh viên nông dân

Các tin khác
Thiếu tá Bùi Hồng Huấn (trái) nhận Bằng khen của Bộ Công an.

Với cương vị là Trưởng Công an phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ, Thiếu tá Bùi Hồng Huấn đã tích cực tham mưu với Đảng ủy, UBND phường lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn phường thực hiện tốt công tác xây dựng Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (BVANTQ)”.

Cựu chiến binh Trần Đăng Dung (bên phải) chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm với lãnh đạo xã Đại Lịch và cán bộ Hội Cựu chiến binh tỉnh.

56 năm tuổi đời, 35 năm tuổi Đảng, cựu chiến binh (CCB) Trần Đăng Dung ở thôn Kè, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn là tấm gương sáng học tập và làm theo lời Bác. Ông và gia đình đã có nhiều việc làm, hoạt động thiết thực, ý nghĩa, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Bí thư Chi bộ Giàng A Lù (thứ hai bên trái) cùng lãnh đạo xã Làng Nhì tham quan mô hình nuôi nhốt trâu, bò của bà con thôn Chống Tầu.

29 năm tuổi đời, 9 năm tuổi đảng, 4 nhiệm kỳ liên tục làm bí thư chi bộ, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động của thôn, anh Giàng A Lù - Bí thư Chi bộ thôn Chống Tầu, xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu đã có những việc làm thiết thực đem lại ấm no cho người dân và giúp bản làng từng ngày đổi mới.

Ông Lý Văn Thủy thường xuyên đọc sách mỗi ngày.

Suốt tháng Bảy âm lịch, ông Lý Văn Thủy - người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số thôn Khe Loóng, xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên hầu như bận rộn vì nhiều người dân trong thôn, ngoài thôn nhờ đi cúng rằm. Ngày nhiều nhất ông đi cúng cho 5 hộ. Nhưng có phải ông Thủy bận vì người dân nơi đây ăn rằm cả tháng hay không?....

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục