Về Yên Bái tham quan mô hình hợp tác xã “Sáu không” của thanh niên dân tộc Tày

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/3/2023 | 8:48:59 AM

YênBái - Với ước mơ khởi nghiệp từ việc trồng rau hữu cơ, anh Lục Vân Anh, sinh năm 1987 - người dân tộc Tày ở huyện Lục Yên (Yên Bái) đã không ngừng học hỏi, mạnh dạn thành lập và phát triển Hợp tác xã (HTX) “Sáu không Farm” mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo sinh kế bền vững cho nhiều thanh niên địa phương.

Mô hình của Lục Vân Anh góp phần cổ vũ phong trào thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Lục Yên.
Mô hình của Lục Vân Anh góp phần cổ vũ phong trào thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Lục Yên.

Nhờ sự chăm chỉ, nỗ lực và những đóng góp của mình, năm 2022, Lục Vân Anh đã nhận được nhiều giải thưởng trong xây dựng và phát triển kinh tế theo mô hình HTX, hỗ trợ cho quá trình xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo…

Hướng đi đúng đắn thời hiện đại

Với lợi thế là thạc sĩ nông nghiệp, học chuyên ngành bảo vệ thực vật và cây trồng, nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương rất phù hợp với các loại cây rau màu, củ quả…, Lục Vân Anh đã học hỏi, đầu tư kiến thức để lên ý tưởng triển khai xây dựng mô hình "Trang trại giáo dục nông nghiệp” gồm sản xuất rau, củ quả theo hướng hữu cơ và trải nghiệm.

Với mục tiêu, xây dựng vùng trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế các sản phẩm theo chuỗi giá trị sản phẩm, tạo việc làm, thu nhập cho lao động địa phương, Lục Vân Anh đã mạnh dạn thành lập HTX "Sáu không Farm” chuyên sản xuất và cung ứng các sản phẩm rau màu, củ, quả tốt cho sức khỏe, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao được cấp ủy, chính quyền, các ngành chuyên môn từ tỉnh đến địa phương đánh giá cao.

"Xuất phát từ niềm đam mê nông nghiệp từ nhỏ, nên tôi đã cố gắng học tập và thi đỗ trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Mang ước mơ quyết tâm thoát nghèo và giúp bà con phát triển kinh tế, tuy nhiên do thiếu kinh nghiệm, đầu mối liên kết cũng như thiết bị công nghệ nên đã có lúc tôi muốn bỏ cuộc. Tuy vậy, với ý nghĩ "ngã ở đâu đứng lên ở đấy”, không cho phép mình thất bại, tôi đã rút kinh nghiệm, quyết tâm làm lại và đến thời điểm hiện tại đã đạt được những thành quả như mong đợi”, anh Lục Vân Anh kể.

Về cái tên HTX "Sáu không Farm”, anh cho biết, có nghĩa là không canh tác trên vùng đất, nguồn nước bị ô nhiễm, không sử dụng thuốc hóa học, diệt cỏ, không sử dụng phân hóa học, chất kích thích sinh trưởng và không sử dụng giống biến đổi gen.

Thời điểm tháng 8/2018, sau khi nghiên cứu quy trình xét nghiệm các mẫu đất, mẫu nước và xử lý bằng các biện pháp thủ công như bón phân chuồng, phân hữu cơ, làm tăng hệ vi sinh vật trong đất kết hợp với đi tham quan, học kinh nghiệm tại một số địa phương lân cận, Lục Vân Anh quyết định trồng thử nghiệm trên diện tích 10.000 m2.

Năm 2019, anh bắt đầu xây dựng hệ thống nhà màng, nhà kính để nâng cao chất lượng sản phẩm với diện tích trên 5.000 m2 và liên kết với các hộ dân tại thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên để trồng, chăm sóc và bao tiêu đầu ra sản phẩm.

Tháng 3/2022, anh tiếp tục mở rộng diện tích trồng các loại nho với diện tích 0,7 ha nhằm làm tăng thêm sản phẩm và cơ cấu cây trồng cho địa phương. Đồng thời, liên kết tiêu thụ sản phẩm có đầy đủ chứng nhận đảm bảo an toàn cho sức khỏe với các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch và siêu thị uy tín; đẩy mạnh việc quảng cáo sản phẩm, kinh doanh sản phẩm chất lượng cao trên các nền tảng mạng xã hội và một số sàn giao dịch thương mại điện tử.

Vừa ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào trồng, chăm sóc cây vừa khai thác thế mạnh của công nghệ thông tin để bán sản phẩm nhằm nâng cao doanh số đã cho thấy hướng đi đúng đắn của HTX trong thời đại hiện nay.

Hỗ trợ để nhân rộng mô hình

Bằng vốn kiến thức chuyên ngành nông nghiệp và những kiến thức tự trang bị, kinh nghiệm thực tế, đến nay, tổng diện tích canh tác do HTX "Sáu không Farm” trực tiếp quản lý là 2 ha tại thị trấn Yên Thế. Nguồn vốn huy động của HTX chủ yếu để đầu tư xây dựng hệ thống nhà màng, nhà kính, mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, màng phủ nông nghiệp phục vụ canh tác. Sản lượng trung bình của HTX đạt từ 60 - 80 tấn rau, củ, quả/năm, doanh số sản phẩm trung bình là 20 - 30 tấn/vụ với tổng doanh thu đạt 1,5 tỷ/năm, sau khi trừ chi phí, HTX thu về 500 triệu đồng/năm.


Anh Lục Vân Anh (thứ tư từ trái sang) nhận Bằng khen của Liên minh HTX Việt Nam dành tặng các gương thanh niên có thành tích hoàn thành xuất sắc trong phát triển kinh tế theo mô hình HTX năm 2022.

Đặc biệt, HTX đã tạo việc làm trực tiếp cho 5 lao động thường xuyên là thanh niên nông thôn và lao động thời vụ khoảng 10 - 15 người, mức lương trung bình 4 - 6 triệu đồng/tháng, giúp đỡ 15 hộ liên kết sản xuất có việc làm và thu nhập ổn định.

Được biết, bên cạnh việc phát triển HTX của mình, anh Lục Vân Anh hiện nay là một đảng viên xuất sắc và là Phó Bí thư Chi đoàn Khuyến nông huyện Lục Yên.

Với vai trò của mình, sau khi nghiên cứu và hiện thực hóa thành công ý tưởng khởi nghiệp, anh Lục Vân Anh đã tích cực tuyên truyền, chia sẻ kinh nghiệm về hiệu quả của mô hình cho các đoàn viên, thanh niên khác trong thôn, xã, thị trấn để các bạn cùng học hỏi và làm theo.

Từ ý tưởng ban đầu, hiện nay, HTX đã liên kết với 3 đoàn viên khác mở rộng thêm diện tích nhà màng, nhà kính lên 1,3 ha tại xã Tân Lập và thị trấn Yên Thế.

Mô hình phát triển kinh tế của anh Lục Vân Anh đã thể hiện tinh thần không ngừng đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của thế hệ thanh niên hiện đại. Không chỉ tự chủ xây dựng kinh tế cho bản thân, gia đình mà còn góp phần giúp đỡ các đoàn viên, thanh niên nông thôn xóa đói giảm nghèo, chung sức xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Với những kết quả và dấu ấn đã đạt được, trong năm 2022, anh Lục Vân Anh vinh dự là một trong số 32 thanh niên cả nước được nhận Giải thưởng Lương Định Của do Trung ương Đoàn trao tặng. Đặc biệt, anh còn là một trong 2 đại biểu dân tộc đạt giải thưởng Lương Định Của nhận bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc vì đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng nông thôn mới, làm kinh tế giỏi năm 2022. Đồng thời, anh cũng vinh dự được nhận Bằng khen của Liên minh HTX Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế theo mô hình HTX.

(Theo vnbusiness.vn)

Tags Yên Bái tham quan mô hình hợp tác xã sáu không dân tộc Tày

Các tin khác
Chị Tâm (người ngoài cùng bên phải) vừa là

“Phải làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống xã hội của nhân dân, không để nơi nào thiếu đời sống văn hóa”, người cán bộ văn hóa cơ sở phải biết khơi dậy niềm đam mê từ mỗi hạt nhân từ cơ sở, thắp lên tinh thần đoàn kết cộng đồng, góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát triển các hoạt động văn hóa gắn với thực tế cuộc sống. Những người làm công tác văn hóa ở cơ sở như Đỗ Toàn Tâm -cán bộ Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Yên Bái chính là nhân tố đóng vai trò “đạo diễn” để tạo nên mối liên kết đặc biệt ấy.

Cô giáo Phạm Thị Hồng luôn quan tâm, chỉ dạy và tiếp thêm tình yêu với môn học Lịch sử cho các thế hệ học sinh của Trường THPT Chu Văn An.

Cô giáo trực tiếp dạy môn Sử của hai nữ sinh xuất sắc giành giải Nhì và giải Ba môn Lịch sử trong Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2023 để ghi dấu thành tích cho ngôi trường ngoài chuyên duy nhất có giải trong số 33 giải học sinh giỏi quốc gia THPT năm nay của tỉnh Yên Bái. Đó chính là cô giáo Phạm Thị Hồng - giáo viên Trường PTTH Chu Văn An, huyện Văn Yên- người "truyền lửa" cho bao thế hệ học trò say mê và gặt hái "trái ngọt" từ môn Sử trong những năm qua.

Cựu chiến binh Nguyễn Công Luân (thứ hai, bên trái) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Lục Yên và thị trấn Yên Thế về việc hiến đất, cây cối, vật kiến trúc để làm đường.

“Tấc đất tấc vàng”, con đường Hoàng Văn Thụ đấu nối đường Phạm Văn Đồng kéo dài qua tổ 12, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên sẽ vẫn mãi nhỏ hẹp nếu không có sự đồng thuận hiến đất của người dân. Trong đó, có vai trò quan trọng của các cựu chiến binh (CCB) hiến kế, hiến công, hiến của, hiến đất. Đặc biệt, trong số đó có CCB Nguyễn Công Luân, hội viên Chi hội CCB tổ 12, thị trấn Yên Thế, năm nay đã 93 tuổi.

Mô hình sản xuất chè theo quy trình tiêu chuẩn VietGAP của ông Phạm Đức Hồng, thôn Phúc Hòa.

Cách đây hơn chục năm, do quy trình canh tác không bảo đảm an toàn, nên sản phẩm chè tươi, khô của người dân xã Hán Đà, huyện Yên Bình tiêu thụ chậm, giá thấp, nhiều hộ chặt bỏ chè trồng các loại cây ăn quả có múi, khiến diện tích chè sụt giảm nghiêm trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục