YênBái - Thân hình nhỏ bé, lại chỉ còn một chân, song với quan điểm sống tích cực và nghị lực kiên cường, cô giáo Nông Thị Việt Nhung, giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú, huyện Lục Yên đã mạnh mẽ vượt lên nghịch cảnh, không ngừng nỗ lực, phấn đấu để trở thành một trong những Nhà giáo ưu tú trẻ nhất của tỉnh Yên Bái.
Những con số Toán học khô khan thông qua phương pháp ứng dụng khéo léo các thiết bị phòng học thông minh của cô Nhung nay đã biến thành giờ học tích cực, lôi cuốn. Cô say sưa giảng bài, trò hào hứng với tiết học… Nhìn như thế, không ai biết cô giáo Nhung đã từng trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn khi phải cắt bỏ đến một phần ba đùi trái do bị bệnh thoát bao hạch dịch ở ổ khớp chân. Một bên chân giả đã đồng hành cùng cô hơn 20 năm nay.
Lòng yêu nghề đã cuốn cô say mê trong những ước muốn đồng hành cùng học sinh.
Lòng yêu nghề đã cuốn cô say mê trong những ước muốn đồng hành cùng học sinh thực hiện những ước mơ học tập. Phần lớn thời gian cô dành vào việc nghiên cứu, tìm tòi phương pháp truyền đạt mới, nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và tăng tương tác với học sinh. Những tiết học sinh động, hấp dẫn với học sinh xóa đi sự khô khan, khó tiếp thu của môn Toán cô đang đảm nhiệm.
Cô giáo Nhung đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng thực tế, đạt hiệu quả cao.
Bằng nghiên cứu, đúc rút trong quá trình giảng dạy bộ môn, kết hợp giữa lý luận và nghiên cứu thực tiễn, cô Nhung đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng thực tế, đạt hiệu quả cao. Tiêu biểu như các sáng kiến: "Rèn kỹ năng giải toán 5”, "Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt”, "Rèn đọc cho học sinh lớp 4 theo hướng phát triển năng lực”, "Một số biện pháp nâng cao năng lực viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4”…
Vì vậy, trong nhiều năm học liên tiếp, cô đều được cử bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường, đạt được nhiều thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Trong vai trò tổ trưởng tổ chuyên môn, cô Nhung luôn dẫn dắt tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học, giải quyết những vấn đề khó trong soạn giáo án và giảng dạy trên lớp.
Cô giáo Nhung trao đổi với học trò ngoài giờ học trên lớp.
Bù đắp cho những nỗ lực vượt qua nghịch cảnh, năm 2017, cô giáo Nông Thị Việt Nhung vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú ở tuổi 42. Cô cũng là một trong những Nhà giáo ưu tú trẻ nhất của tỉnh Yên Bái thời điểm đó. Năm 2019, cô được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, nhiều năm liên tục được công nhận Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh; bằng khen của UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Cô cũng vinh dự là đại biểu tiêu biểu của tỉnh tham dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X năm 2020…
Thiệt thòi so với những người lành lặn khi mất đi một chân nhưng cô Nhung như ngọn nến cong có ngọn lửa thẳng, ngọn lửa đó chính là nghị lực phi thường để cuộc đời cô có thêm nhiều điểm cộng. Tấm gương cô giáo người Tày Nông Thị Việt Nhung đã truyền cho đồng nghiệp, cho tất cả mọi người suy nghĩ luôn tích cực về cuộc đời, biết theo đuổi đam mê, đó là cách hiệu quả nhất hướng tới thành công.
“Phải làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống xã hội của nhân dân, không để nơi nào thiếu đời sống văn hóa”, người cán bộ văn hóa cơ sở phải biết khơi dậy niềm đam mê từ mỗi hạt nhân từ cơ sở, thắp lên tinh thần đoàn kết cộng đồng, góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát triển các hoạt động văn hóa gắn với thực tế cuộc sống. Những người làm công tác văn hóa ở cơ sở như Đỗ Toàn Tâm -cán bộ Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Yên Bái chính là nhân tố đóng vai trò “đạo diễn” để tạo nên mối liên kết đặc biệt ấy.
Cô giáo trực tiếp dạy môn Sử của hai nữ sinh xuất sắc giành giải Nhì và giải Ba môn Lịch sử trong Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2023 để ghi dấu thành tích cho ngôi trường ngoài chuyên duy nhất có giải trong số 33 giải học sinh giỏi quốc gia THPT năm nay của tỉnh Yên Bái. Đó chính là cô giáo Phạm Thị Hồng - giáo viên Trường PTTH Chu Văn An, huyện Văn Yên- người "truyền lửa" cho bao thế hệ học trò say mê và gặt hái "trái ngọt" từ môn Sử trong những năm qua.
“Tấc đất tấc vàng”, con đường Hoàng Văn Thụ đấu nối đường Phạm Văn Đồng kéo dài qua tổ 12, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên sẽ vẫn mãi nhỏ hẹp nếu không có sự đồng thuận hiến đất của người dân. Trong đó, có vai trò quan trọng của các cựu chiến binh (CCB) hiến kế, hiến công, hiến của, hiến đất. Đặc biệt, trong số đó có CCB Nguyễn Công Luân, hội viên Chi hội CCB tổ 12, thị trấn Yên Thế, năm nay đã 93 tuổi.
Cách đây hơn chục năm, do quy trình canh tác không bảo đảm an toàn, nên sản phẩm chè tươi, khô của người dân xã Hán Đà, huyện Yên Bình tiêu thụ chậm, giá thấp, nhiều hộ chặt bỏ chè trồng các loại cây ăn quả có múi, khiến diện tích chè sụt giảm nghiêm trọng.