Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trên trận tuyến mới

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/7/2024 | 7:54:39 AM

YênBái - Với mong muốn phát triển kinh tế, làm giàu trên mảnh đất quê hương, cựu chiến binh (CCB) Hoàng Xuân Hưởng, sinh năm 1972 ở thôn Làng Na, xã Phúc Ninh, huyện Yên Bình đã phát triển trồng rừng kinh tế gắn với chế biến gỗ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cựu chiến binh Hoàng Xuân Hưởng (thứ 2, bên trái) giới thiệu quy trình sản xuất ván bóc với lãnh đạo Hội Cựu chiến binh huyện Yên Bình.
Cựu chiến binh Hoàng Xuân Hưởng (thứ 2, bên trái) giới thiệu quy trình sản xuất ván bóc với lãnh đạo Hội Cựu chiến binh huyện Yên Bình.

Sinh ra từ vùng quê thuần nông, năm 1992 ông Hoàng Xuân Hưởng lên đường nhập ngũ vào Trung đoàn 98, Sư đoàn 316. Sau 3 năm trong quân ngũ, trở về sinh sống cùng gia đình tại địa phương, gắn bó với công việc nhà nông, cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Là người nhạy bén và thường xuyên trăn trở tìm hướng làm ăn, ông Hưởng nhận thấy diện tích rừng trồng trên địa bàn đến tuổi cho khai thác gỗ ngày càng lớn trong khi nhu cầu về nguồn nguyên liệu gỗ băm để sản xuất gỗ ép và ván bóc xuất khẩu ngày càng tăng, nên năm 2020, ông bàn với gia đình vay vốn ngân hàng cùng số tiền tích lũy được đầu tư mua thêm đất trồng rừng và mua máy móc, mở rộng xây dựng nhà xưởng, cơ sở chế biến gỗ. 

Để có nguồn gỗ nguyên liệu phục vụ chế biến, anh tiến hành thu mua gỗ rừng trồng của bà con trên địa bàn xã và các địa phương lân cận. Trung bình, cơ sở chế biến được từ 600 đến 700 m3 gỗ tròn/ tháng với các sản phẩm được chế biến chủ yếu là: ván bóc, gỗ nan, gỗ băm, ván gỗ; xuất bán cho các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. 


CCB Hoàng Xuân Hưởng chia sẻ: "Để có được như ngày hôm nay, tôi và gia đình đã rất tích cực học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng và chăm sóc rừng; mạnh dạn đầu tư và ứng dụng các dây chuyền máy móc hiện đại vào chế biến gỗ. Bên cạnh đó, chủ động tìm kiếm, kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp để có đầu ra ổn định. Đến nay, xưởng gỗ hoạt động ổn định, tạo việc làm thường xuyên cho 5 đến 7 lao động chuyên đứng máy với mức thu nhập từ 5 đến 7 triệu đồng/người/tháng; đồng thời giải quyết việc làm thời vụ cho hàng chục lao động làm các công việc phơi gỗ ván và đóng gói sản phẩm ván bóc…”. 

Được biết, hàng năm, từ trồng rừng và chế biến gỗ sau khi trừ chi phí gia đình ông thu về khoảng 150 triệu đồng, đồng thời giải quyết việc làm cho nhiều lao động là con em và các CCB tại địa phương.

Bên cạnh sự năng động, nhạy bén trong phát triển kinh tế, CCB Hoàng Xuân Hưởng còn tích cực tham gia các phong trào thi đua của Hội CCB xã, thôn và đóng góp vào các hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn như: chung tay xóa nhà dột nát cho hội viên CCB nghèo; tham gia đóng góp vào các hoạt động xã hội, thể thao, nhân đạo từ thiện; đóng góp xây dựng nông thôn mới tại thôn, xã. Ngoài ra, ông còn giúp các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn về nguồn vốn, hỗ trợ vật tư, kỹ thuật, tạo điều kiện để các hộ dân phát triển sản xuất… 

Ông Triệu Quyết Thắng - Chủ tịch Hội CCB xã Phúc Ninh, huyện Yên Bình cho biết: "CCB Hoàng Xuân Hưởng là một trong những hội viên CCB tiêu biểu năng động, sáng tạo, nhạy bén trong phát triển kinh tế và trong phong trào thi đua "CCB gương mẫu” tại địa phương. Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Hưởng còn nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật cho hội viên CCB có nhu cầu học hỏi kinh nghiệm”.

 Năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, với CCB Hoàng Xuân Hưởng, vươn lên làm giàu chính đáng không chỉ là đòi hỏi của cuộc sống mà còn là danh dự, phẩm chất của người lính Cụ Hồ trên trận tuyến mới - phát triển kinh tế vì sự phát triển của gia đình và xã hội.  

Vũ Đồng

Tags Bộ đội Cụ Hồ trận tuyến mới phẩm chất phát huy

Các tin khác
Các đồng chí lãnh đạo Trung ương Hội CCB Việt Nam, Hội CCB tỉnh Yên Bái tham quan HTX Chè Hán Đà của doanh nhân CCB Trần Tường xã Hán Đà, huyện Yên Bình.

Sau hơn 3 năm thành lập, đến nay, Hội Doanh nhân Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Yên Bái có 130 hội viên sinh hoạt tại 5 câu lạc bộ (CLB) các huyện, thị xã, thành phố gồm: thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các huyện: Yên Bình, Văn Chấn, Trấn Yên, Văn Yên với hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) đa dạng các lĩnh vực, ngành nghề.

Mô hình homestay See bungalow của anh Hờ A Dì được du khách chọn là điểm đến lý tưởng

Với quyết tâm tích cực lao động sản xuất, tự lực, tự cường, vượt khó đi lên bằng nội lực, đặc biệt tận dụng lợi thế của Di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải để phát triển kinh tế, anh Hờ A Dì không chỉ thoát nghèo mà vươn lên làm giàu bền vững, trở thành tấm gương sáng ở bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn (Mù Cang Chải).

Nghệ nhân Trang A Lử biểu diễn tại không gian trưng bày văn hóa tại Đại hội dân tộc thiểu số huyện Văn Chấn lần thứ IV, năm 2024.

Sinh ra, lớn lên ở xã Suối Giàng (Văn Chấn) - nơi có 98% dân số là người dân tộc Mông, ông Trang A Lử ở thôn Bản Mới, xã Suối Giàng là người giàu tình yêu với văn hóa Mông của dân tộc mình, nhất là với tiếng khèn Mông. Đó cũng là con đường đưa ông đến với danh hiệu nghệ nhân.

Đồng chí Nguyễn Công Đức - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Văn Yên (thứ 5 từ trái sang) nhận khen thưởng tại Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến hội viên nông dân, hội viên cựu chiến binh, hội viên phụ nữ trong Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, giai đoạn 2019 - 2024.

Với vai trò Phó Chủ tịch Hội Nông dân (HND) huyện Văn Yên, đồng chí Nguyễn Công Đức đã cùng Ban Chấp hành, Ban Thường vụ HND huyện tích cực thực hiện và triển khai thực hiện có hiệu quả Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (BVANTQ)” tới đông đảo cán bộ, hội viên nông dân (HVND) và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục