Những cựu chiến binh ở Văn Yên vươn lên trên mặt trận kinh tế

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/9/2024 | 8:26:17 AM

YênBái - Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, những năm qua, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) trên địa bàn huyện Văn Yên luôn gương mẫu, tích cực tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững. Nhiều hội viên đã vươn lên làm giàu với những mô hình kinh tế cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Cựu chiến binh Trần Văn Nghĩa (thứ nhất từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội Cựu chiến binh huyện Văn Yên về việc phát triển kinh tế gia đình.
Cựu chiến binh Trần Văn Nghĩa (thứ nhất từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội Cựu chiến binh huyện Văn Yên về việc phát triển kinh tế gia đình.


Năm 2005, xuất ngũ trở về địa phương, CCB Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp luôn khát vọng làm giàu trên quê hương. Bằng ý chí, nghị lực của người lính cùng kiến thức, kinh nghiệm, anh Nghĩa đầu tư phát triển mô hình kinh tế tổng hợp từ trồng rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi cá. Đến nay, gia đình anh có hơn 4 ha cây quế, hàng năm từ khai thác tỉa có nguồn thu đạt trên 100 triệu đồng. 

Lấy ngắn nuôi dài, anh đào hơn 2.000 m2 ao nuôi cá, đồng thời xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi. Từ bán dê thịt và con giống, mỗi năm, gia đình anh Nghĩa có nguồn thu nhập đạt trên 60 triệu đồng. Bên cạnh đó, anh kết hợp nuôi thêm mỗi lứa trên 100 con gà và nuôi từ 15 - 25 con lợn thịt. Sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình anh Nghĩa luôn có tổng nguồn thu nhập đạt từ 200 triệu đồng/năm. 

CCB Trần Văn Nghĩa chia sẻ: "Khi mới bắt đầu làm kinh tế, tôi gặp rất nhiều khó khăn về vốn, kinh nghiệm, dịch bệnh, đầu ra cho các sản phẩm. Có thời điểm chùn bước trước khó khăn, nhưng rồi được sự động viên của người thân, gia đình, đồng đội, đặc biệt được sự hỗ trợ về vốn vay từ thành viên gia đình, tôi đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình kinh tế tổng hợp”. 

Với ước mơ biến khu vực cỏ lau dại thành rừng, CCB Vũ Văn Hĩnh ở thôn Thíp Dạo, xã Lang Thíp đã mạnh dạn phát triển kinh tế đồi rừng. Giờ đây, CCB Vũ Văn Hĩnh đã gây dựng cho mình một cơ ngơi khang trang với trang trại tổng hợp. Trong đó, có hơn 20 ha quế, gần 2.000 m2 mặt nước nuôi cá, duy trì đàn lợn thương phẩm mỗi lứa từ 30 - 40 con và đàn gia cầm từ 200 - 300 con, mang lại thu nhập từ 300 đến 400 triệu đồng/năm, tạo việc làm thời vụ cho nhiều lao động tại địa phương. 

Quyết tâm không cam chịu đói nghèo, CCB Vương Toàn Chất ở thôn Thọ Lâm, xã Lâm Giang đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, lựa chọn mô hình phù hợp để đầu tư phát triển kinh tế, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng. Qua tìm hiểu, ông Chất đã đưa cây nhãn ghép giống nhãn của quê hương Hưng Yên lên trồng tại Lâm Giang, sau 4 năm đã cho thu hoạch từ 3 - 4 tấn quả chất lượng cao, bước đầu thu được từ 60 - 80 triệu đồng/vụ.

Hội CCB huyện Văn Yên hiện có trên 6.000 hội viên sinh hoạt tại 26 cơ sở Hội. Những CCB trở thành gương sáng trong phát triển kinh tế. Tiêu biểu như các hộ hội viên: Nguyễn Hữu Ký ở xã Châu Quế Hạ, Chủ nhiệm Hợp tác xã Thắng Lợi, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, tạo việc làm ổn định cho 35 lao động; Nguyễn Ngọc Thắm, xã An Thịnh, chủ Công ty Đức Huy, với 25 ha quế, 3 ha ao hồ, tạo việc làm cho 20 lao động; Vũ Huy Hiệp, thị trấn Mậu A, chủ Công ty TNHH Quế Hương, chuyên thu mua và chế biến các sản phẩm từ quế, tạo việc làm cho 30 lao động… 

Trên địa bàn huyện Văn Yên hiện có 6 doanh nghiệp; 4 hợp tác xã; 44 tổ hợp tác; 31 trang trại; 296 gia trại chăn nuôi gia súc gia cầm; 202 cơ sở kinh doanh dịch vụ do CCB làm chủ. Các cơ sở này tạo việc làm cho gần 1.000 lao động là hội viên và con em CCB với thu nhập bình quân 6 - 8 triệu đồng/người/tháng.

Ông Nguyễn Minh Cường - Chủ tịch Hội CCB huyện Văn Yên cho biết: "Để đẩy mạnh Phong trào CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi, các cấp Hội đã sâu sát nắm hoàn cảnh từng hộ hội viên nghèo nhằm có biện pháp giúp đỡ như: tạo điều kiện cho vay quỹ hội, quỹ ban liên lạc, hỗ trợ cây, con giống sản xuất, vươn lên trong cuộc sống. Nhờ đó, ngày càng nhiều hội viên CCB thu nhập khá, giàu, hộ nghèo giảm đáng kể. Đến nay, toàn Hội còn 107 hộ nghèo, bằng 1,78%; số hộ có mức sống khá và giàu trên 2.000 hộ”.  

Những CCB Văn Yên dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đổi mới tư duy kinh tế, đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương. 

Vũ Đồng

Tags cựu chiến binh Văn Yên vươn lên mặt trận kinh tế

Các tin khác

Trong những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” có sức lan tỏa rộng khắp trên toàn tỉnh. Một trong những điển hình tiêu biểu là vợ chồng ông Nguyễn Văn Đài và bà Trần Thị Huệ ở xã Văn Phú, thành phố Yên Bái đã khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương phát triển hiệu quả mô hình trồng ổi Đài Loan để vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ khá.

Lãnh đạo Hội Nông dân thị xã Nghĩa Lộ và xã Nghĩa Lợi tham quan khu chuồng úm gà đen của gia đình chị Đinh Thị Phương.

Quyết tâm làm giàu từ nghề nông, chị Đinh Thị Phương ở thôn Xà Rèn, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ đã thành công từ mô hình nuôi gia cầm.

Đam mê sáng tạo, Đại úy quân nhân chuyên nghiệp Bùi Văn Nghĩa đang công tác tại Kho K4, Đại đội Kho kỹ thuật, Phòng Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Yên Bái là người có rất nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật áp dụng hiệu quả vào công việc, được cấp trên đánh giá cao. Nhiều năm liền, anh đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, là đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen trong thực hiện phong trào thi đua yêu nước năm 2024.

Vợ chồng cựu chiến binh Hờ A Rùa (giữa) chia sẻ kinh nghiệm nuôi gà đen với lãnh đạo Hội CCB tỉnh và huyện Mù Cang Chải.

Cựu chiến binh (CCB) Hờ A Rùa, sinh năm 1982 ở bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải đã phát triển mô hình nuôi trồng tổng hợp, nâng cao thu nhập và trở thành tấm gương điển hình trong phong trào phát triển kinh tế ở địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục