Người phụ nữ Mông năng động
- Cập nhật: Thứ hai, 12/4/2010 | 9:19:30 AM
YBĐT - Bà con người Mông ở xã Phình Hồ (huyện Trạm Tấu) ai cũng khâm phục và học theo cách làm giàu của chị Tráng Thị Mao ở bản Phình Hồ.
Chị Tráng Thị Mao đang bán hàng cho khách.
|
Chị sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca (huyện Trấn Yên) và khi đang học tiểu học thì chị phải thôi học về nhà để phụ giúp cha mẹ làm nương rẫy, bởi cha mẹ sức yếu, neo người làm và nhất là quan niệm của bà con ở đây cho rằng con gái dù có đi học cao đến mấy thì sau này cũng phải đi lấy chồng, bố mẹ sẽ mất nhờ... nên hãy ở nhà để giúp bố mẹ được tí nào hay tí ấy. Nhìn bạn bè cắp sách đến trường mà chị đành chấp nhận.
Sau nhiều năm phụ giúp làm bố mẹ, đến năm 1996 chị Mao xây dựng gia đình với anh Sùng A Nu ở bản Phình Hồ, xã Phình Hồ. Về sống với gia đình chồng một thời gian, anh chị thấy hoàn cảnh khó khăn nên đã xin phép cha mẹ cho ra ở riêng. Khi mới ra ở riêng, anh chị gặp không ít khó khăn, nhưng với tình yêu vợ chồng, anh chị đã vượt qua mọi khó khăn.
Thực tế, trong cuộc sống đã giúp chị nhận thấy, mình nghèo khổ là do cha mẹ sinh đẻ đông con nên vợ chồng chị đã bàn nhau và xác định chỉ sinh đẻ đến 2 con, để có thể dành nhiều thời gian cho việc phát triển kinh tế và chăm lo gia đình tốt hơn. Đồng thời, để làm kinh tế, vợ chồng chị đã tận dụng những bãi đất trống ở giáp chân núi để trồng ngô chăn nuôi lợn, gà và đưa 2.000 m2 đất ruộng được cha mẹ chia cho, ruộng vừa mới khai hoang vào gieo cấy hai vụ. Bên cạnh đó, vợ chồng chị còn trồng thêm chè Shan tuyết và kinh doanh, buôn bán một số hàng tạp hóa như: muối, dầu hoả, pin, bánh kẹo...
Vợ chồng chị Mao đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó có 3 con trâu, 4 con bò, đàn dê gần chục con và nuôi khá nhiều lợn, gà. Vài năm gần đây, tổng thu nhập hàng năm của gia đình chị Mao từ cấy lúa, trồng chè, chăn nuôi, buôn bán đạt khoảng 70 triệu đồng/năm. Từ các khoảng thu này, đã giúp vợ chồng chị có cuộc sống tương đối đầy đủ và hạnh phúc. Hiện nay vợ chồng chị đã làm được ngôi nhà khang trang mái lợp tấm lợp Prô - xi - măng, nền láng xi măng và mua được các tiện nghi sinh hoạt đắt tiền như: giường, tủ, ti vi, bàn ghế sa lông… Gia đình chị được đánh giá là một trong những hộ khá giả nhất nhì trong xã.
Không những biết làm kinh tế giỏi, chị Mao còn là người vợ, người mẹ đảm đang chăm lo mọi công việc để chồng yên tâm công tác ở UBND xã, chị còn là một cộng tác viên dân số của thôn. Chị thường xuyên giúp đỡ các hộ nghèo về cây, con giống và vốn vay để phát triển kinh tế hộ gia đình không lấy lãi. Chị Mao được bà con mến phục và học tập.
Sùng Đức Hồng
Các tin khác
YBĐT - Em Phạm Thị Hồng Anh, học sinh lớp 9A Trường THCS xã Âu Lâu (TP Yên Bái) là học sinh có hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng em đã vượt khó đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện trong những năm học THCS.
YBĐT - Nói đến bà Trần Thị Minh Đức, ở tổ 27B, phố Phúc Cường, phường Nguyễn Phúc (thành phố Yên Bái), nhiều người biết tới bà không chỉ là một nữ doanh nhân thành đạt mà còn là người say mê làm việc thiện.
YBĐT - Nhắc đến chị Nguyễn Thị Tám có lẽ người dân thôn 3, xã Minh Quán, huyện Trấn Yên (Yên Bái) ai cũng bảo chị “liều” bởi cách làm ăn táo bạo, dám nghĩ dám làm và cũng chính cách làm táo bạo đó đã đưa chị đến thành công như ngày hôm nay.
YBĐT - Sinh ra và lớn lên ở xã Minh Tân, huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình), tốt nghiệp Trường đại học Tổng hợp Hà Nội với tấm bằng cử nhân Toán tin chính quy, Đinh Bá Thanh tình nguyện lên công tác tại Yên Bái và gắn bó với KBNN tỉnh từ đó đến nay.