Nghị lực của một thương binh

  • Cập nhật: Thứ tư, 30/6/2010 | 9:41:28 AM

YBĐT - “Muốn thoát nghèo thì phải ham học hỏi, chịu khó nghiên cứu khoa học kỹ thuật trên báo, đài, tích cực ứng dụng vào sản xuất và nhất là phải dám nghĩ dám làm…” - đó là những chia xẻ của ông Nguyễn Phúc An, hội viên Hội Nông dân thôn Làng Chẹo, xã An Thịnh (huyện Văn Yên).

Trước năm 2000, gia đình ông Nguyễn Phúc An thuộc diện đói nghèo nhất của thôn. Tài sản mà gia đình ông có chỉ là ngôi nhà gỗ đơn sơ, một ít đất sản xuất. Bản thân ông lại là thương binh, vợ thì luôn ốm đau triền miên và đông con cái nên nghèo là tất yếu. “Nghĩ lại thời gian đó, tôi không khỏi xót xa. Do gia đình quá nghèo, đứa con cả và đứa thứ 2 chỉ học hết lớp 6 và lớp 8 phải nghỉ học ở nhà lao động phụ giúp bố mẹ. Hơn nữa, đói nghèo cũng là thực trạng chung của người dân thôn tôi lúc bấy giờ…”.

Ông An tâm sự. Nhưng với ý chí của người lính Cụ Hồ, quyết không cam chịu đói nghèo, qua nhiều đêm trăn trở, suy ngẫm, ông An luôn đặt ra câu hỏi cho bản thân là mình đang sống trong thời kỳ đổi mới, xã hội phát triển và cũng có nhiều người vươn lên làm giàu tại sao mình vẫn nghèo? Thế rồi, ông đã tìm ra được lời giải. Ông nghiên cứu báo chí như: Báo Nông thôn ngày nay, Báo Yên Bái và trên ti vi để học cách làm ăn, nhất là nội dung “ Nhà nông làm giàu” rất bổ ích và thiết thực để áp dụng vào quá trình sản xuất của gia đình.

Bên cạnh đó, ông còn được hội viên tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Nông dân của thôn và trong Ban chấp hành Hội Nông dân xã nên có điều kiện được tham gia nhiều lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp; các lớp nông dân huấn luyện nông dân; chăn nuôi thú y và đặc biệt đã được tạo điều kiện cho vay 10 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo.

Với những kiến thức đã học và được tạo điều kiện về vốn, ông An đã bắt tay vào bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tận dụng sức lao động của gia đình; đưa các loại giống có năng suất cao vào sản xuất như: trồng 2 ha rừng gồm, 1 ha quế, 0,5 ha keo, bồ đề, còn lại để trồng sắn cho chăn nuôi; 2 sào ao nuôi cá thịt, 8 sào ruộng với 2 vụ lúa và tận dụng trồng ngô vụ 3. Ông còn có 5 sào chè và đẩy mạnh chăn nuôi với 3 con trâu nái, nuôi lợn thịt…

Khi có vốn, ông đã mạnh dạn mở một xưởng mộc phục vụ nhân dân quanh vùng. Với những nỗ lực không biết mệt mỏi, đến nay gia đình ông đã thoát nghèo và trở thành một trong những hộ giàu của thôn và ngoài nguồn thu từ gỗ rừng trồng theo chu kỳ thì các nguồn thu khác, hàng năm bình quân đạt trên dưới 1 trăm triệu đồng. Trừ mọi chi phí mỗi khẩu của gia đình cũng có thu nhập trên 13 triệu đồng/ năm.

Có tích lũy, ông đã xây được ngôi nhà kiên cố diện tích 140 m2, mua sắm được những tiện nghi sinh hoạt đắt tiền như: xe máy, ti vi, tủ lạnh và con cái được chăm lo học hành…

Với tâm niệm rằng mình có được như ngày hôm nay là nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng, xã hội, ông An rất quan tâm đến việc giúp đỡ những hội viên khó khăn. bằng cách chủ động cho những hộ khó khăn này vay vốn không lấy lãi, giúp đỡ cây quế giống; ủng hộ, quyên góp giúp đồng bào bị bão lụt và ông còn trực tiếp nhận đỡ đầu một hộ đặc biệt khó khăn trong thôn... Những đóng góp của ông An đối với bà con trong thôn, xã đã được Hội Nông dân xã đề nghị UBND tỉnh tặng bằng khen.

Trần Ngọc

Các tin khác
Nhiều hộ đồng bào Mông ở xã Nậm Có (huyện Mù Cang Chải) đã đầu tư làm chuồng chăn nuôi trâu và hạn chế thả rông để đề phòng bệnh dịch.

YBĐT - Được ông Hàng A Sa - Bí thư Đảng ủy xã giới thiệu, chúng tôi tìm đến gia đình anh Giàng A Dế - Trưởng bản Tà Ghênh, xã Nậm Có (Mù Cang Chải). Anh Dế là một tấm gương điển hình trong công tác và tích cực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

YBĐT - “Ai muốn làm giàu thì đến học kinh nghiệm của chị Thu” - đó là lời khen ngợi của mọi người dành cho chị Lò Thị Thu ở thôn Ba Khe, xã Cát Thịnh (Văn Chấn).

YBĐT - Bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải nơi Hờ A Tông sinh sống còn khó khăn nhiều lắm, mùa đông thì sương muối băng giá, mùa hè thì gió tây khô hanh kéo dài dễ xảy ra cháy rừng, nên cuộc sống của 85 hộ bản Mông này vẫn bị cái đói, cái nghèo rình rập. Không cam chịu hoàn cảnh, học hết lớp 5 và được xếp vào nhóm người biết chữ, nên năm 1999 được cả bản người Mông bầu làm Trưởng bản khi Tông mới 18 tuổi.

Đậu tương xuân hè ở xã Minh Tiến (huyện Lục Yên).

YBĐT - Được sự hướng dẫn của Hội Nông dân xã Liễu Đô, huyện Lục Yên (Yên Bái), chúng tôi về thôn Cây Thị thăm mô hình kinh tế của hội viên nông dân Vũ Thị Thơm-một trong những tấm gương phụ nữ, hội viên nông dân làm kinh tế giỏi được nhiều bà con nhân dân trong xã biết đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục