Anh nghiêm "gạch"

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/10/2010 | 9:20:16 AM

YBĐT - Nghề sản xuất gạch thủ công trong nhiều năm qua đã góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động nông thôn tại xã Văn Tiến (thành phố Yên Bái). Tạo nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân, trong đó phải kể tới hộ gia đình anh Lại Xuân Nghiêm, một trong những hộ làm gạch thủ công lâu năm phát triển kinh tế hiệu quả tại địa phương.

Chúng tôi đến thăm cơ sở sản xuất của gia đình anh Lại Xuân Nghiêm tại thôn Lưỡng Sơn, khi anh vừa cho ra lò mẻ gạch mới. Nhìn những viên gạch đỏ hồng, anh phấn khởi cho hay: “Lò này đốt 10 vạn viên, đạt chắc 80% gạch loại A”. Từ năm 1993, với trên 1 mẫu đất phù sa nằm bên bờ ngòi Sen do canh tác nông nghiệp kém hiệu quả (vụ chiêm khô, vụ mùa úng lụt), qua nhiều lần tham khảo và học hỏi kinh nghiệm tại một số địa phương, anh Nghiêm chuyển hẳn sang làm gạch. Lúc đó trong xã cũng vài ba hộ sang làm gạch thủ công như các ông Nguyễn Văn Thạnh, Đỗ Đức Vinh, Hà Viết Phúc.

Ban đầu do nguồn vốn hạn hẹp phải vay mượn thêm với lãi suất cao, gạch tiêu thụ rất chậm, chưa tạo dựng được uy tín với bạn hàng khiến cuộc sống của gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn. Kỷ niệm nhớ nhất trong nghề làm gạch là hồi giữa năm 2006, khi gạch đã vào đầy lò chưa kịp đốt thì mưa bão ập đến làm đổ sập lò gây ra bao thiệt hại kinh tế và những lo toan cho gia đình. Với nghị lực, quyết tâm, cộng thêm bản chất cần cù chăm chỉ lao động, anh quyết làm lại từ đầu.

Từ đó đến nay, anh đã đầu tư xây dựng được 2 lò đốt luân phiên, tích luỹ mua thêm máy móc và hơn 1 mẫu ruộng thuộc loại chiêm khô mùa lụt để khai thác đất sản xuất gạch. Cơ sở sản xuất gạch vật liệu xây dựng của anh Nghiêm đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 15 lao động nông thôn với mức thu nhập bình quân từ 1,3 đến 1,6 triệu đồng/người/tháng trong thời điểm hiện tại. Anh tiếp: “Từ đầu năm 2010 đến nay gia đình đã cho ra 10 lò gạch, trung bình 10 vạn viên/lò. Tuy vậy có thời điểm vẫn “cháy” gạch.

Khi thời tiết thuận lợi gạch ra lò, loại A sẽ đạt khoảng trên 75%, hiện giá bán gạch tại lò loại A là 650 đồng/viên, loại B là 400 đồng/viên. Năm 2009, trừ các khoản chi phí (thuế, tiền lương công nhân, nguyên vật liệu đốt...), gia đình anh thu lãi gần 200 triệu đồng. Hiện mong muốn của gia đình anh cũng như các chủ hộ sản xuất gạch trong xã là chính quyền có điều chỉnh quy hoạch cụ thể vùng sản xuất gạch, tạo điều kiện kích thích phát triển bền vững cũng như bảo vệ an toàn  môi trường sinh thái trong vùng có các lò gạch.

Ông Nguyễn Ngọc Tân - Bí thư Đảng uỷ xã Văn Tiến cho biết: “Địa phương có trên 25 ha đất trũng nằm dọc hai bên bờ ngòi Sen hiệu quả canh tác nông nghiệp thấp, chỉ phù hợp cho việc khai thác đất sản xuất gạch. Hiện có 15 hộ tham gia sản xuất gạch với gần 30 lò đốt, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 200 lao động nông thôn. Thời gian qua, nhiều hộ nuôi con ăn học, xây dựng nhà cửa phát triển kinh tế cũng nhờ làm gạch. 15 hộ dân làm gạch đã đóng góp được 30% nguồn vốn cho ngân sách địa phương.

Với những mong muốn của người làm gạch, chính quyền xã đã có chủ trương trong vòng từ 3 đến 5 năm tới quy hoạch trọng điểm vùng sản xuất gạch vật liệu xây dựng, chuyển đổi sản xuất gạch theo công nghệ hiện đại, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, kích thích phát triển bền vững từng bước phát triển sản xuất gạch thành một ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương”.

Mong sao sản phẩm gạch của gia đình anh Nghiêm nói riêng và sản phẩm gạch Văn Tiến nói chung từng bước phát triển, nâng cao chất lượng tạo được thương hiệu mạnh trên thị trường.

C.L

Các tin khác
Anh Giang chăm sóc đàn lợn nái.

YBĐT - Hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, anh Giang cùng gia đình quyết định đầu tư vào trồng rừng. Với diện tích đất rừng gia đình được giao và mua trước đó, anh Giang đã bỏ vốn đầu tư trồng 5 ha quế, 6 ha bồ đề, keo và khoảng 0,5 ha chè cành.

Chị Vàng Thị Pàng - Chủ tịch Hội phụ nữ xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo, đông con ở bản Mí Háng Tâu, xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái).

Kỹ sư Đỗ Thành Giang (người giơ tay) hướng dẫn đồng bào Mông xã Mồ Dề (Mù Cang Chải) phương pháp kỹ thuật sản xuất giống lúa lai trong đợt rét đậm, rét hại kéo dài năm 2008.

YBĐT - Gặp gỡ, tiếp xúc với anh Đỗ Thành Giang, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Trạm Tấu, tôi ấn tượng với anh bởi đó là một kỹ sư trẻ tâm huyết với nghề, một đảng viên cần mẫn, năng động và sáng tạo.

YBĐT - Đến xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), hỏi tên thầy giáo đảng viên Lò Văn Bích - Hiệu trưởng Trường tiểu học Vừ A Dính thì bà con nơi đây ai cũng biết vì thầy là người đã đem ánh sáng văn hoá về cho dân bản vùng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục