Người mang cá Tầm đến với hồ Thác Bà

  • Cập nhật: Thứ hai, 3/1/2011 | 9:21:06 AM

YBĐT - Chiếc ca nô nổ máy rời cảng Hương Lý nhưng phải mất gần một giờ lênh đênh trên đảo, chúng tôi mới đến được khu nuôi cá tầm trên hồ Thác Bà của Công ty cổ phần Cá tầm Phương Bắc.

Đồng chí Hoàng Thương Lượng - Chủ tịch UBND tỉnh thăm khu nuôi cá tầm trên hồ Thác Bà của Công ty.
Đồng chí Hoàng Thương Lượng - Chủ tịch UBND tỉnh thăm khu nuôi cá tầm trên hồ Thác Bà của Công ty.

Mải mê với câu chuyện về con cá hồi, cá tầm mà ông Trần Khắc Nội - Giám đốc Công ty say sưa kể, tàu cập bến lúc nào cũng không hay… Trước mắt tôi có đến dăm chục lồng cá tầm đang được chăm sóc, nuôi dưỡng rất công phu bởi  đội ngũ cán bộ, kỹ sư của Công ty..

Dáng người thấp đậm, sự dạn dày mưa nắng lộ rõ trên nét mặt giám đốc Nội, một người con của vùng đất Quảng Bình. Như hiểu được thắc mắc của tôi rằng vì sao loài cá tầm có nguồn gốc tận nước Nga xa xôi lại có thể thích nghi với môi trường của vùng hồ Thác Bà? ông Nội chậm rãi kể: Đây là loài cá mới, có giá trị kinh tế cao và chúng hoàn toàn thích nghi với điều kiện môi trường, khí hậu ở vùng hồ Thác Bà. Bản thân ông là người đã từng có 12 năm công tác và sinh sống trên đất nước Nga nên có điều kiện nghiên cứu về loại cá này, lại nhận được sự giúp đỡ của bạn bè ở Nga và Viện Nuôi trồng Thủy sản I nên ông đã quyết định đầu tư nuôi cá tầm tại Yên Bái.

Nhưng để có thể nuôi dưỡng thành công con cá tầm trên đảo hồ Thác Bà quả thật cũng vất vả, gian nan lắm và Nội đã không ít lần thất bại. Lần đầu tiên là năm 2005, ông phối hợp với Viện Nuôi trồng Thuỷ sản I đầu tư nuôi thử nghiệm cá tầm trên hồ Thác Bà nhưng không thành công do môi trường cũng như ban đầu còn thiếu kinh nghiệm nên khi ấp nở ra cá chết hàng loạt… trong khi nuôi cá tầm đòi hỏi kỹ thuật cao, chi phí đầu tư lớn và môi trường khắt khe, nhiệt độ để cá tầm sống và phát triển tốt nhất là phải từ 18 - 240c.

Với quyết tâm đưa bằng được con cá tầm đến vùng hồ Thác Bà, không chịu thất bại, ông Nội trở về vào Đà Lạt (Lâm Đồng) để tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm nuôi cá tầm, phối hợp với Công ty cổ phần Hà Quang ở thành phố Hồ Chí Minh nhập khẩu trứng ấp nở và nuôi thành công tại Đà Lạt. Sau đó đến năm 2008, ông vận chuyển cá giống từ Đà Lạt quay trở lại hồ Thác Bà tiếp tục đầu tư và đã ương nuôi thành công. Kỹ sư Trương Quang Dũng tâm sự: Việc thuần dưỡng con cá tầm đòi hỏi khá công phu, nhưng với công sức, tâm huyết của đội ngũ cán bộ, kỹ sư trong Công ty, đặc biệt là sự đóng góp không nhỏ của giám đốc Trần Khắc Nội thường xuyên gần gũi chỉ bảo, hướng dẫn kỹ thuật, động viên nên anh em cán bộ công nhân trong Công ty đã đoàn kết, gắn bó để có được thành quả như hôm nay.

Công ty cổ phần cá tầm Phương Bắc được coi là địa chỉ duy nhất của miền Bắc nuôi thành công giống Cá này, trở thành mặt hàng thương phẩm chất lượng cao, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, đặc biệt là xuất khẩu. Hiện nay, Công ty đang nuôi tại hồ Thác Bà với 55 lồng cá thương phẩm, mỗi lồng có thể tích từ 700 đến 900 m3 với trên 35.000 con cá thương phẩm. Riêng năm 2010, Công ty đã xuất bán ra thị trường trên 20 tấn cá thương phẩm, cho doanh thu trị giá hơn 4 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Công ty đang đầu tư xây dựng một hệ thống kho, bể, máy móc, thiết bị làm lạnh phục vụ cho việc nuôi cá bố mẹ, sản xuất ương nuôi cá giống và chế biến trứng cá xuất khẩu tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn. Hiện Công ty đang nuôi 1.500 con cá bố mẹ có trọng lượng bình quân 15kg/con và 2.500 con cá giống để đưa ra nuôi tại hồ Thác Bà, nơi đây với nhiệt độ nước luôn ở mức trung bình từ 18 - 240c rất phù hợp cho cá đẻ trứng.

Ông Nội cho biết thêm: Mới đây, Công ty còn nhập về một số loại giống như: cá tầm Beluga, Siberi hay Scherlette ở các nước Đức, Bungari, Nga… là một trong những giống cá tầm quý hiếm nhất hiện nay trên thế giới, nhằm lai tạo ra giống cá có chất lượng, sinh trưởng phát triển tốt và có sản lượng thịt cao. Ông luôn trăn trở, nghiên cứu, tòi tòi làm sao để có thể tuyển chọn và lai tạo được những con giống khoẻ mạnh, có chất lượng tốt nhằm nhân diện rộng phát triển nuôi đại trà và thiết kế lồng nuôi cá tầm giảm chi phí giá thành  cho phù hợp với điều kiện của người dân.

Dự kiến năm 2011, Công ty sẽ triển khai thí điểm mô hình nuôi cá tầm, hỗ trợ hướng dẫn chuyển giao KHKT, cung cấp con giống, thức ăn và bao tiêu sản phẩm, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các  nhóm hộ dân sinh sống và kinh doanh thuỷ sản trên hồ Thác Bà tham gia thực hiện Dự án “Phát triển cá tầm tại Yên Bái”.

Đức Toàn

Các tin khác
Cầu gỗ của bà Tiếng giúp người dân đi lại dễ dàng hơn.

YBĐT - Đã nhiều năm nay, sau mỗi trận lũ đầu nguồn, người dân trên các xã Sùng Đô, Nậm Mười (Văn Chấn) lại bắt gặp hình ảnh một bà cụ già bên dòng Nậm Mười cặm cụi vá lại cây cầu gỗ.

Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bản Công (Trạm Tấu) Hảng Thị Dông (người đứng) trao đổi công tác hội với các hội viên thôn, bản.

YBĐT - Khi Đảng ủy xã triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, với vai trò là Chủ tịch Hội Phụ nữ, chị đã tích cực tuyên truyền vận động hội viên của mình cùng làm theo tấm gương của Bác.

Ông Cấn Đình Quyết (người chỉ tay) bên vườn mía của gia đình

YBĐT - Chúng tôi gặp ông giữa những hàng mía xanh tốt, dóng mập, thẳng tắp, ông là Cấn Đình Quyết - một người cựu chiến binh ở thôn 4 xã Phúc Lộc (thành phố Yên Bái), nhanh nhẹn biết nắm bắt thời cơ làm giàu trên chính mảnh đất quên hương mình.

YBĐT - Chưa một lần được phong danh hiệu nghệ nhân nhưng chị Vi Thị Phương và anh Hoàng Ngọc Độ ở thôn Trại Phung, xã Tân Nguyên (Yên Bình) vẫn được bà con quen gọi là “nghệ nhân của những khúc hát giao duyên” bởi họ đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để sưu tầm, giữ gìn và quảng bá điệu hát giao duyên của dân tộc Nùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục