Hết lòng vì học sinh thân yêu
- Cập nhật: Thứ hai, 22/10/2012 | 2:53:13 PM
YBĐT - Sáng kiến “Giáo dục bản sắc dân tộc qua bài học Lịch sử ở Trường dân tộc nội trú” năm học 2010 – 2011 và sáng kiến “Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn ở Trường PT Dân tộc nội trú THPT tỉnh Yên Bái” năm học 2011-2012 của cô Nguyễn Thị Thanh Hòa đã được Hội đồng Khoa học của trường xếp loại xuất sắc.
Cô Nguyễn Thị Thanh Hòa đang hướng dẫn học sinh trên lớp.
|
Cô Nguyễn Thị Thanh Hòa là cô giáo rất mẫu mực, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có chuyên môn vững vàng và luôn tìm tòi để đổi mới trong phương pháp giảng dạy, tạo sự hứng thú cho học sinh; cô là tấm gương tiêu biểu trong cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; cô còn hết mực yêu thương, quan tâm chăm sóc học sinh của mình… - đó là những nhận xét chung của nhiều thầy và trò Trường PT Dân tộc nội trú THPT tỉnh.
Thi vào khoa Sử của Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc không phải xuất phát từ lòng yêu thích nghề sư phạm mà là theo ý nguyện của bố mẹ nhưng trong những năm ngồi trên ghế nhà trường đã làm thay đổi suy nghĩ và thôi thúc trong cô quyết tâm học thật tốt để mai này sau phục vụ sự nghiệp trồng người.
Sau bốn năm miệt mài đèn sách, năm 1996 cô tốt nghiệp, ra trường và được phân về Trường phổ thông liên cấp 2 + 3 Trấn Yên II công tác. Sau hơn 10 năm công tác, cô được điều động chuyển về Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái. Với mong muốn được dạy chữ cho các em dân tộc thiểu số, năm 2008, cô tình nguyện xin chuyển sang Trường PT Dân tộc nội trú THPT Yên Bái.
Ban đầu, do đặc thù môi trường giáo dục, cô Hòa gặp không ít khó khăn trong công việc nhưng với tình yêu thương học trò, sự tận tâm với nghề giáo, cô Hòa đã đem hết khả năng, lòng nhiệt huyết của mình truyền thụ kiến thức cho các em học sinh thân yêu. Không phải đợi khi có cuộc cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, cô Hòa mới tiên phong trong phong trào này mà ngay cả trước đó, việc tự học và sáng tạo đã được cô rất ý thức.
Ngoài việc giảng dạy trên lớp, cô chịu khó trau dồi, lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để khắc phục những thiếu sót của mình. Bên cạnh đó, để có những bài giảng hay, nhiều cách giảng hay và linh hoạt, cô không ngừng mày mò và tìm tòi thêm ở nhiều tài liệu sách báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng để bổ sung và cập nhật những kiến thức mới phục vụ cho công tác giảng dạy tốt hơn.
Đặc thù môn học Lịch sử khô khan nên trong quá trình giảng dạy cô đã có những nghiên cứu và sáng tạo nội dung bài giảng theo từng giờ học, tiết học sao cho phù hợp để không theo lối mòn, gây nhàm chán cho học sinh. Cô còn tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm rồi phân ra từng nhóm học tập để học sinh không cảm thấy khó và chán nản mà tạo ra cho các em không khí thi đua học tập tốt, thích thú, say mê với môn học…
Sáng kiến “Giáo dục bản sắc dân tộc qua bài học Lịch sử ở Trường dân tộc nội trú” năm học 2010 – 2011 và sáng kiến “Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn ở Trường PT Dân tộc nội trú THPT tỉnh Yên Bái” năm học 2011-2012 của cô Nguyễn Thị Thanh Hòa đã được Hội đồng Khoa học của trường xếp loại xuất sắc.
Trong 5 năm gần đây, năm nào cô Hòa cũng có đội tuyển tham gia học sinh giỏi môn Lịch sử cấp tỉnh và đạt nhiều giải cao. Nhiều học sinh của cô đều là học sinh ngoan, giỏi và thành đạt. Cô cũng liên tục tham gia hội giảng các cấp và đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh nhiều năm liền, nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của ngành, tỉnh.
Ngoài việc hoạt động chuyên môn giảng dạy, cô còn kiêm nhiệm thêm công tác khác như: Phó chủ tịch Hội Chữ thập đỏ nhà trường, tổ trưởng tổ chuyên môn. Dù trong bất cứ cương vị nào, công việc nào cô cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được mọi người kính trọng và nể phục, xứng đáng là tấm gương sáng để mọi người học tập.
Minh Tuấn
Các tin khác
YBĐT - Em giới thiệu tên mình là Quốc Thị Hiền, dân tộc Tày, học sinh lớp 12C Trường PT Dân tộc nội trú THPT tỉnh. Cái họ là lạ của em được giải thích rằng vốn có nguồn gốc là họ Quách. Quê của em ở tận xã Khánh Thiện (huyện Lục Yên).
YBĐT - Hơn 10 năm về trước, người nông dân Phạm Thế Cầu ở thôn Bình Sơn, xã Văn Tiến (thành phố Yên Bái) đã thành công trên con đường khởi nghiệp. Anh đã từng được nhắc đến nhiều với việc là người đầu tiên thành công “gieo giống” chanh tứ thời Đà Lạt trên đất Yên Bái.
YBĐT - Với lòng dũng cảm và kinh nghiệm bao năm sông nước của mình, chị Tinh đã cứu được 6 người thoát khỏi lưỡi hái tử thần, trong đó có 4 trẻ em và 2 người lớn.
YBĐT - Luôn tận tụy với công việc được giao, Thào A Sình còn là hộ sản xuất, kinh doanh giỏi của bản, của xã như việc đưa giống lúa lai vào gieo cấy ở 1.200 m2 ruộng nước của gia đình, nuôi 3 con trâu, 5 con lợn.