Thúc đẩy làn sóng khởi nghiệp
- Cập nhật: Thứ sáu, 7/10/2016 | 1:48:26 PM
YBĐT - Khởi nghiệp là tạo ra giá trị có lợi cho người hoặc nhóm khởi nghiệp, cho các cổ đông của công ty, cho người lao động, cho cộng đồng và Nhà nước. Cụm từ "khởi nghiệp" hôm nay không chỉ dành cho các cá nhân, doanh nghiệp mà những doanh nghiệp có bề dày kinh doanh song muốn tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới, hay tái cơ cấu doanh nghiệp cũng là khởi nghiệp.
Khởi nghiệp không chỉ có doanh nghiệp, doanh nhân mà nông dân, thanh niên… đều có thể khởi nghiệp. Quan điểm này của Đảng đã từng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: phát huy tinh thần khởi nghiệp, làm kinh tế của toàn xã hội, của các thành phần kinh tế…
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của chương trình khởi nghiệp quốc gia, tỉnh Yên Bái đã và đang có nhiều giải pháp nhằm tạo động lực để phát huy, nhân rộng tinh thần khởi nghiệp và khởi động tiềm năng phát triển cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp bằng các chính sách kêu gọi thu hút doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế khởi nghiệp tại Yên Bái, đầu tư nguồn nhân lực, khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn...
Vấn đề đặt ra, là khởi nghiệp trong thời điểm hội nhập hiện nay các doanh nghiệp cần sáng tạo vận dụng, tranh thủ, phát huy và liên kết, hỗ trợ nhau, nhất là lợi thế cạnh tranh nổi bật. Muốn vậy, sự hỗ trợ để thúc đẩy làn sóng khởi nghiệp của địa phương cũng cần có sự linh hoạt. Chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng cần sáng tạo hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ của mình để hỗ trợ cho những ý tưởng sáng tạo của doanh nhân, doanh nghiệp, nông dân, thanh niên, phụ nữ… một cách thiết thực thông qua những chương trình hỗ trợ đặc biệt, kịp thời, phù hợp…
Ngoài những hỗ trợ nền tảng từ phía Nhà nước, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và các cá nhân, tập thể, các thành phần kinh tế cần thúc đẩy, dẫn dắt tinh thần khởi nghiệp; nắm bắt kịp thời, đúng đắn và phát huy hiệu quả sự hỗ trợ tương tác giữa các doanh nghiệp lớn, nhỏ. Doanh nghiệp lớn dẫn dắt đầu tầu, tạo chuỗi công việc cho các doanh nghiệp nhỏ. Khởi nghiệp phải có sự cân nhắc, tính toán và cũng không nên khởi nghiệp một mình. Câu chuyện quốc gia khởi nghiệp của Israel đã đúc rút không nên khởi nghiệp một mình bởi theo quan niệm của họ “ý tưởng là không đồng”.
Khi khởi nghiệp là có cả ê - kíp, bao gồm người am hiểu kỹ thuật chuyên ngành, biết kinh doanh, người biết xây dựng và phát triển các mối quan hệ... tiến tới cộng đồng khởi nghiệp, một địa phương khởi nghiệp.
Vậy làm thế nào để Yên Bái có thể trở thành địa phương khởi nghiệp, thúc đẩy nhanh hơn, mạnh hơn, hiệu quả hơn làn sóng khởi nghiệp. Điều cần thiết là tạo ra “hệ sinh thái” các doanh nghiệp khởi nghiệp, địa phương khởi nghiệp bắt đầu từ con người, tạo ra sự đồng bộ trong hệ thống giáo dục từ trường học đến gia đình, để có những “mầm khởi nghiệp” từ sớm. Khởi nghiệp, vì vậy xem ra không còn là chuyện thời sự, yêu cầu của cộng đồng doanh nghiệp mà đã đòi hỏi, yêu cầu của xã hội trong xu thế hội nhập hôm nay.
Thanh Ba
Các tin khác
YBĐT - Theo con số thống kê, tuổi thọ của người Việt Nam đang tăng lên, số người cao tuổi đã lên tới 9 triệu người, chiếm 10% tổng dân số. Tuổi thọ tăng cao đánh dấu sự tiến bộ xã hội. Tuy nhiên làm thế nào để việc quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi ngày càng tốt hơn đang được đặt ra.
YBĐT - Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 26/CT-TTg về “Tăng cường kỷ luật kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp”. Trong nhiều nội dung, Chỉ thị yêu cầu rà soát, bổ sung, hoàn thiện nội quy, quy chế, quy trình làm việc của cơ quan, đơn vị; quán triệt, triển khai đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa, công sở và sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc.
YBĐT - Yên Bái là địa bàn chung sống của 30 dân tộc. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng biệt. Bản sắc văn hóa các dân tộc độc đáo, con người nồng hậu và thân thiện, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp đã ngày càng hấp dẫn, thu hút du khách muôn phương, đưa họ đến với Yên Bái để khám phá, tìm hiểu, trải nghiệm cuộc sống.
YBĐT - Sau 3 năm Luật Công đoàn có hiệu lực, hầu hết các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp các cấp đã chấp hành và thực hiện tốt quy định về đóng kinh phí công đoàn. Song, một số doanh nghiệp, hợp tác xã chưa thực hiện nghiêm túc theo quy định của Luật Công đoàn năm 2012, Nghị định 191/2013/NĐ-CP của Chính phủ, nhất là các doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc các thành phần kinh tế chưa có tổ chức công đoàn.