Nỗi lo bệnh dại

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/7/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - 6 người đã tử vong và trên 579 ca phải tiêm phòng trong những tháng qua đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh dại. Sau nhiều cố gắng của các ngành chức năng, các cấp chính quyền cũng như người dân, những tưởng bệnh dại chỉ còn là trong dĩ vãng, vậy mà hôm nay nỗi lo về căn bệnh này lại trở về ám ảnh…

Để phòng dại, chó cần được tiêm phòng và không thả rông.
Để phòng dại, chó cần được tiêm phòng và không thả rông.

Hai trường hợp tử vong đầu tiên là chị Nguyễn Thu Hiền, 34 tuổi và anh Hoàng Quốc Hùng, 33 tuổi ở thôn Sơn Trung xã Mai Sơn (Lục Yên). Cả hai người khi bệnh phát cơn mới biết bị dại, được đưa đến trung tâm y tế thì mọi việc đã muộn. Nỗi bàng hoàng của người dân Mai Sơn chưa lắng xuống thì chỉ sau ít ngày, một cháu nhỏ ở xã Mường Lai cũng phát cơn dại, và khi phát hiện ra thì mọi việc cũng đã không thể cứu vãn.

Từ những trường hợp tử vong trên, người dân Lục Yên tiếp xúc với chó ốm hay bị chó cắn mới lũ lượt kéo nhau đi tiêm phòng. Thật may, chỉ có thêm một ca mắc dại không kịp tiêm phòng, do vậy số nạn nhân ở Lục Yên chỉ mới dừng lại ở con số 4.

Tại huyện Yên Bình, bệnh dại đã xuất hiện và cướp đi sinh mạng của hai nạn nhân, một  người đàn ông 50 tuổi ở xã Mông Sơn và một cháu bé năm tuổi ở xã Tân Hương. Như vậy, 5 tháng năm 2007 đã có lên 6 người chết do bệnh dại. Bằng cả số người chết trong năm 2006 và vượt qua tổng số người chết của năm 2002, 2003, 2004 và 2005 cộng lại.

Ngay sau khi phát hiện có bệnh nhân chết do bệnh dại, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã cử cán bộ xuống kiểm tra, giám sát công tác phòng chống bệnh trên địa bàn và trực tiếp tham gia điều tra, hồi cứu các bệnh nhân tử vong; tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế xã và thôn bản; thông báo trường hợp phát bệnh ở người để cơ quan thú y quản lý ổ bệnh dại trên đàn súc vật; đẩy mạnh công tác tuyên truyền...

Nguyên nhân bệnh dại phát sinh, về chủ quan là do phòng chống bệnh dại không phải là chương trình trọng điểm của Nhà nước, do vậy kinh phí đầu tư  từ nguồn ngân sách chi thường xuyên, các đơn vị gặp nhiều khó khăn khi triển khai hoạt động, đặc biệt là tại cơ sở; việc tiêm phòng dại cho người và gia súc hiện tổ chức dưới hình thức tiêm dịch vụ, người dân phải chi trả tiền cho các mũi tiêm, vì vậy việc vận động tiêm phòng cho đàn chó, mèo rất khó, nhất là đối với hộ nghèo (tỷ lệ tiêm phòng trên đàn chó đạt thấp, khoảng 40%) trong khi việc nuôi chó mèo thả rông là tập quán, thói quen lâu đời của người dân, khó thay đổi nếu chỉ tuyên truyền vận động mà không có biện pháp hỗ trợ.

Bên cạnh đó, một bộ phận dân cư chưa nhận thức đầy đủ về đường lây truyền của bệnh từ súc vật sang người, do đó tình trạng giết mổ chó ốm, chó chết để ăn còn phổ biến; nhiều người tiếp xúc với chó ốm, mèo ốm, khi bị cắn không đi tiêm phòng, dẫn đến số người tử vong thời gian vừa qua tăng cao.

Cùng với nguyên nhân trên, có thể nói việc bệnh dại ở Lục Yên, Yên Bình gia tăng cũng do công tác phòng chống bệnh dại ở những nơi này chưa được quan tâm thích đáng, chưa có biện pháp quyết liệt để vận động nhân dân tổ chức tiêm phòng định kỳ, nuôi chó phải nhốt, xích theo quy định, để dịch dại vẫn tồn tại trên đàn chó; công tác truyền thông đã làm nhưng chưa sâu, chưa rộng, chưa thay đổi được nhận thức của người dân về những thói quen và hành vi của người dân với việc phòng tránh bệnh dại, đặc biệt là trách nhiệm của họ đối với việc phòng bệnh dại cho chó, mèo nuôi tại gia đình.

Bệnh dại là do vi rút từ động vật  máu nóng như chó, mèo, chồn, cầy...  bị nhiễm bệnh lây sang người qua chất tiết, nước dãi; người bị mắc do súc vật mắc bệnh cắn hoặc tiếp xúc với nước dãi súc vật bị nhiễm vi rút qua chân, tay bị xước.

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên khi đã lên cơn dại, cả súc vật và người đều dẫn tới tử vong. Thời tiết nóng ẩm như hiện nay là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh dại phát triển.

Đáng lo ngại là tại các tỉnh bạn như Phú Thọ, Tuyên Quang... bệnh dại đã xuất hiện. Vì vậy, công tác phòng chống bệnh dại  rất cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền và ngành chuyên môn trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tiêm phòng cho đàn chó, mèo định kỳ; người dân cần có ý thức phòng tránh, không tiếp xúc và ăn thịt chó, mèo ốm; cần tiêm phòng định kỳ cho chó mèo và khi bị chó mèo nghi dại cắn cần đến trung tâm y tế để tiêm phòng.

Xin nêu kinh nghiệm ở tỉnh Thái Nguyên - một tỉnh có  bệnh dại bùng phát cách đây vài năm, dưới sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, nhiều biện pháp đã triển khai, tất cả đàn chó trong tỉnh đều được tiêm phòng, vì vậy bệnh dại ở địa phương này đã giảm hẳn.

Minh Bảo

Các tin khác
Nhiều hộ dân ở một số xã trong đó có xã Phúc An đã xâm chiếm hàng trăm ha rừng khoanh nuôi.

YBĐT - Từ đầu năm 2007 trở lại đây, nhiều hộ dân thuộc các huyện: Yên Bình, Văn Yên, Lục Yên, Văn Chấn... thi nhau chặt phá, khai thác hàng trăm ha rừng khoanh nuôi tái sinh, rừng phòng hộ. Nghiêm trọng hơn là xảy ra tình trạng tranh giành, gây rối mất trật tự an ninh địa phương. Các lâm trường vốn là chủ rừng thì cho rằng việc quản lý nay thuộc về UBND huyện và xã, huyện và xã thì đổ cho nông - lâm trường.

YBĐT - Mỗi hộ dân, ngoài nộp thuế nhà đất còn nộp các quĩ đóng góp về: an ninh quốc phòng, phòng chống lũ bão, đền ơn đáp nghĩa, vì người nghèo, vì trẻ thơ, khuyến học, chữ thập đỏ, quĩ hội nông dân, quĩ người cao tuổi, quĩ phụ nữ.

Khám chữa bệnh cho bệnh nhân bảo hiểm y tế tự nguyện ở Bệnh viện đa khoa thành phố Yên Bái.

YBĐT - Có một thời kỳ, những người dân lao động tự do mong muốn được đóng bảo hiểm y tế tự nguyện (BHYT), để được chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ về kinh phí khi ốm đau, bệnh tật, đảm bảo công bằng trong khám chữa bệnh, giảm gánh nặng cho người dân khi mắc những căn bệnh hiểm nghèo. Những bây giờ vấn đề đó đã không còn là mối lo trong họ.

Giờ học tiếng Việt của các em học sinh Trường tiểu học Nam Cường (TP Yên Bái). (Ảnh: Tô Anh Hải)

YBĐT - Năm học 2006 - 2007, ngành giáo dục - đào tạo Yên Bái cùng với các địa phương trong cả nước thực hiện cuộc vận động " Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" do Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo phát động. Đây là cơ sở để ngành giáo dục - đào tạo đánh giá thực chất "sản phẩm" 12 năm của mình làm ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục