Phòng chống cháy rừng ở huyện Yên Bình có gì khó khăn?

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/8/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Đã thành thông lệ cứ vào đầu mùa khô hàng năm, ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) từ huyện đến các xã, thị trấn của huyện Yên Bình (Yên Bái) triển khai đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý bảo vệ rừng và PCCCR cho nhân dân học tập, ký cam kết không vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng và PCCCR. Song tình trạng phát rừng làm nương làm rẫy trái phép gây ra cháy rừng vẫn xảy ra khá phổ biến ở một số xã trong huyện.

Chỉ huy diễn tập PCCR tại xã Yên Thành (Yên Bình).
Chỉ huy diễn tập PCCR tại xã Yên Thành (Yên Bình).

Anh Hà Đình Chiến - Phó Hạt Trưởng, Hạt Kiểm Lâm huyện nêu những khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR của huyện. “Yên Bình có trên 35.448 ha rừng đất có rừng trồng, rừng tự nhiên và rừng khoanh nuôi tái sinh. Do địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, số hộ dân sống ở gần rừng khá nhiều với trên 25 ngàn hộ sống ở gần rừng và làm nghề rừng luôn có sự tác động ảnh hưởng đến tài nguyên rừng và đất rừng, vì vậy công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR tại 25 xã, thị trấn trong huyện khi mùa khô về là rất khó khăn”.

Để làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR, vào đầu mùa khô hanh hàng năm, Hạt kiểm lâm huyện tăng cường cán bộ về phụ trách tại địa bàn 25 xã, thị trấn để cùng với chính quyền các xã triển khai công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR. Đồng thời Hạt đã tham mưu cho UBND huyện củng cố 289 tổ đội quản lý bảo vệ rừng tại các xã và tổ chức tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng và PCCCR tại 7 cụm xã gồm: Tân Nguyên- Bẩo ái; Cảm Ân- Tân Hương- Mông Sơn; thị trấn Yên Bình - Phú Thịnh - Thịnh Hưng; Ngọc Chấn - Tích Cốc - Mỹ Gia - Xuân Long... cho trên 1.511 người trong các tổ đội bảo vệ rừng tại thôn bản.”

Cùng với việc tổ chức tuyên truyền cho những người tham gia trong các tổ đội quản lý bảo vệ rừng, Hạt phân công nhiệm vụ cho cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn tham mưu giúp UBND các xã tổng kết công tác PCCCR trong mùa khô năm trước và xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng và các phương án PCCCR cho năm tiếp theo; tổ chức tuyên truyền lồng ghép vào các cuộc họp thôn bản về Luật bảo vệ và phát triển rừng, các chỉ thị của Trung ương, của địa phương quy định về công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR cho nhân dân học tập, ký cam kết không vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng và các quy định về PCCCR.

Mùa khô hanh năm 2005- 2006, Hạt đã tiến hành sửa chữa và xây mới 33 bảng tin tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng và PCCCR, 1 biển cấp dự báo cháy rừng, chuyển về các xã 64 bảng cấm lửa để đóng tại các khu vực còn nhiều rừng và dễ xảy ra cháy rừng; cấp phát niêm yết 241 tờ rơi tại các cộng đồng dân cư; lắp đặt theo dõi sử dụng 1 thiết bị đo độ ẩm để dự báo về nguy cơ cháy rừng trên địa bàn... 

Mặc dù công tác PCCCR đã được Hạt kiểm lâm huyện triển khai nghiêm túc, đồng bộ tới 25 xã, thị trấn trong huyện, nhưng vẫn còn một số chính quyền xã chưa chú trọng tới công tác bảo vệ rừng và PCCCR, vì vậy mùa khô năm 2005- 2006, trên địa bàn huyện vẫn để xảy ra 4 vụ cháy rừng làm thiệt hại 23,3 ha rừng. Trong đó rừng trồng 1 ha (keo 8 tuổi), rừng tái sinh sau nương rẫy 9,8 ha, rừng tế trảng 13,5 ha. Thật may là khi xảy ra cháy ban chỉ đạo các xã đã cùng với kiểm lâm địa bàn huy động trên 211 người kịp thời chữa cháy, không để lửa cháy lan sang các khu rừng lân, cận gây thiệt hại lớn.

Mùa khô hanh năm 2006- 2007, Hạt kiểm lâm huyện đã tăng cường cán bộ về phụ trách địa bàn các xã trọng điểm hay xảy ra cháy rừng tham mưu giúp các xã xây dựng phương án PCCCR. Đặc biệt là đã tổ chức tuyên truyền về công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR cho trên 12.500 học sinh tại các trường học ở xã Tân Nguyên, Cảm Nhân, Vĩnh Kiên, Vũ Linh... và tuyên truyền lồng ghép tại các thôn bản cho trên 7.800 lượt người tại các xã trong điểm trong huyện học tập.

Tuy nhiên, tình trạng phát, đốt rừng tái sinh tại một số xã trong huyện để trồng rừng kinh tế gây ra cháy rừng đang xảy ra khá phổ biến ở một số xã trong huyện, vì người dân biết thông tin một số diện tích rừng tái sinh trên địa bàn huyện không hiệu quả sẽ được chuyển sang trồng rừng kinh tế.

Từ đầu mùa khô năm 2006- 2007 đến nay, trên địa bàn huyện đã để xảy ra 5 vụ cháy rừng. Vụ thứ nhất xảy ra tại xã Phúc An làm thiệt hại 3,5 ha rừng khoanh nuôi tái sinh; vụ thứ hai xảy ra tại xã Vũ Linh làm thiệt hại 500 m2 rừng trồng; vụ thứ ba xảy tại xã Phú Thịnh làm thiệt hại 1,6 ha rừng trồng; vụ thứ tư xảy ra tại xã Tân Hương làm thiệt hại 0,5 ha rừng trồng; vụ thứ năm xảy ra tại xã Tân Nguyên làm thiệt hại 4 ha rừng khoanh nuôi phòng hộ do Lâm trường Yên Bình quản lý.
  
Để làm tốt công tác PCCCR trên địa bàn, thiết nghĩ các cấp chính quyền của huyện Yên Bình cần chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra xử lý nghiêm các vụ phát, đốt rừng khoanh nuôi tái sinh để trồng rừng kinh tế khi chưa được phép của chính quyền địa phương gây ra cháy rừng và nhất là phải xử lý nghiêm những kẻ cố tình đốt rừng triệt hại kinh tế của người khác. Có như vậy mới bảo vệ được diện tích rừng tự nhiên, rừng khoanh nuôi tái sinh, rừng trồng trên địa bàn huyện.

Trường Phong

Các tin khác
Cán bộ, chiến sỹ Tiểu đoàn Yên Ninh gặp gỡ, ôn lại truyền thống nhân kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh tư liệu

Vậy đã 49 năm trôi qua. Hào khí oanh liệt của cuộc chiến tranh thống nhất non sông về một mối mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với mốc son ngày 30/4 không bao giờ phai nhạt.

Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục