Cảnh giác với bệnh đái tháo đường

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/11/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Tỉnh Yên Bái trước đây có rất ít người mắc và biết về bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), nhưng đến nay bệnh đang gõ cửa nhiều nhà, mọi khu phố, thôn bản của các xã, phường. Tại thành phố Yên Bái, đã có trên 5% số người lứa tuổi 30 mắc bệnh ĐTĐ. Tỉ lệ này tăng 1% mỗi năm và xuất hiện nhiều hơn ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

Cán bộ Trung tâm Nội tiết tỉnh lấy máu xét nghiệm kiểm tra bệnh đái tháo đường cho người dân. (Ảnh Ngọc Sơn)
Cán bộ Trung tâm Nội tiết tỉnh lấy máu xét nghiệm kiểm tra bệnh đái tháo đường cho người dân. (Ảnh Ngọc Sơn)

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mạn tính, đặc trưng bởi sự tăng đường huyết quá mức bình thường. Nguyên nhân của bệnh rất phức tạp, theo nhận định của các chuyên gia y tế thế giới, thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa mà điển hình là đái tháo đường. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tốc độ phát triển của bệnh rất nhanh, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo dự báo đến năm 2010 sẽ có 221 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, trong đó Châu Á khoảng 130 triệu người.

Do mức độ nguy hại của bệnh nên việc phát hiện sớm bệnh ĐTĐ là hết sức cần thiết. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh ĐTĐ như:

+ Trong gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ.
+ Những người béo.
+ Những người lao động nhẹ, tĩnh tại.
+ Những trường hợp tăng huyết áp.
+ Phụ nữ có tiền sử đẻ con > 4kg.
+ Người đã được chẩn đoán có rối loạn chuyển hóa mỡ máu.
+ Người > 45 tuổi.

Tất cả các đối tượng này cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra đường máu.

Đa số bệnh ĐTĐ diễn biến âm thầm qua nhiều năm, khi có biểu hiện lâm sàng như đái nhiều, khát nhiều, ăn nhiều, gầy nhiều và nước tiểu có ruồi bâu kiến đậu thì bệnh đã nặng. Khi mắc bệnh ĐTĐ sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh mạch vành dễ gây nhồi máu cơ tim, hôn mê, bệnh mạch máu não, bệnh mạch máu chi dưới gây hoại tử dẫn đến cắt cụt chi, tổn thương mạch máu nhỏ gây mù lòa, bệnh lý thận dẫn đến suy thận...

Chi phí cho bệnh ĐTĐ rất tốn kém, chiếm từ 5-10% ngân sách dành cho ngành y tế, đặc biệt tốn kém khi bị các biến chứng. Như vậy khi mắc bệnh này sẽ là gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội, làm chậm phát triển kinh tế của các nước trên toàn cầu.

Chính vì sự gia tăng và nghiêm trọng của bệnh nên Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp hội ĐTĐ Quốc tế đã lấy ngày 14 tháng 11 hàng năm là Ngày Đái tháo đường thế giới. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ra Quyết định số 77/2002/QĐ-TTg ngày 17/6/2002 về việc phê duyệt chương trình phòng chống một số bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2002-2010 với mục tiêu phòng chống bệnh ĐTĐ là:

- Giảm 50% các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ trong cộng đồng.
- Điều trị và lập danh sách theo dõi, hướng dẫn để 100% người bệnh ĐTĐ đã được phát hiện có thể quản lý bệnh tật.

 

Các đối tượng có nguy cơ cao và các đối tượng mắc bệnh ĐTĐ cần phải thường xuyên rèn luyện thể lực như: đi bộ, tập thể dục, chơi thể thao và chế độ ăn uống hợp lý nhằm phòng mắc bệnh ĐTĐ và làm chậm các biến chứng khi đã mắc bệnh. Việc uống thuốc đúng và đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa cũng hết sức cần thiết vì điều trị bệnh này mang tính lâu dài.

Mọi người trong cộng đồng hãy cảnh giác và tích cực tham gia phòng chống bệnh đái tháo đường!

Bác sĩ Nguyễn Quang Chúy (Phó giám đốc Trung tâm Nội tiết tỉnh Yên Bái)

Các tin khác
(Ảnh: Thanh Ba)

YBĐT - Dịch tiêu chảy cấp đang có nguy cơ bùng phát trên diện rộng, số người mắc dịch ngày một tăng, nguyên nhân đều liên quan tới thực phẩm như ăn mắm tôm, gỏi cá, tiết canh, giò chả, thịt bò...

Ép bột cao lanh ở Công ty cổ phần Thành Công, TP Yên Bái.

YBĐT - Hiện nay, tỉnh Yên Bái có gần 500 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhưng chỉ có 67 đơn vị thành lập được tổ chức công đoàn. Tuy nhiên, chất lượng hoạt động của các tổ chức công đoàn cũng chưa được chú trọng đúng mức. Điều đó đã đặt ra yêu cầu phải phát triển và nâng cao chất lượng của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ những quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động ở khu vực kinh tế này.

Ngày càng có nhiều chỗ trống trong các lớp học ở trường Hoàng Văn Thụ.

YBĐT - Khi cuộc vận động “Hai không” và “Bốn không” đang được triển khai sâu rộng và thu được những kết quả thì ở thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái đã và đang xuất hiện tình trạng một số lượng không nhỏ học sinh không muốn và không đến trường.

NQ 32/CP của Chính phủ đã đi vào đời sống của người dân Yên Bái.

YBĐT - “Đánh trống, bỏ dùi” là câu nói ám chỉ “bệnh” làm việc theo kiểu hình thức, đại khái. Câu: “Đầu voi, đuôi chuột” cũng ám chỉ “căn bệnh” này. Gọi là “bệnh” vì cách làm việc hình thức, qua loa, “tiền hậu, bất nhất” đã không chỉ có ở riêng ngành Giáo dục - Đào tạo, mà có ở một số cấp, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục