Bước ngắn bước dài

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/7/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Quyết định 80/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nói rõ mối quan hệ mật thiết "bốn nhà", trong đó, quan hệ giữa doanh nghiệp với nông dân là chủ yếu, quan trọng. Tuy nhiên, việc thực hiện liên kết "bốn nhà" thời gian qua rất lỏng lẻo. Bên cạnh một số doanh nghiệp coi trọng liên kết với nông dân, vẫn còn những doanh nghiệp coi nông dân là người phục vụ, chưa coi là đối tác bình đẳng để làm ăn.

Biểu hiện rõ nhất, doanh nghiệp bắt tay nhau, hoặc chủ động ép cấp, ép giá nông - lâm sản, thậm chí, bỏ mặc nông dân khi thị trường có biến động, gặp khó khăn; đầu tư cho nông dân mang tính hình thức, phóng đại số kinh phí đầu tư; tự mình phân chia vùng nguyên liệu, thực chất là dễ bề tranh giành vùng nguyên liệu để hạ giá thu mua, đánh tụt phẩm cấp nông sản...

Về phía nông dân, nhiều nơi, tuy ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp nhưng có tư tưởng "đứng núi này, trông núi nọ", khi giá thị trường lên cao thì bán ra ngoài, khi giá xuống thấp lại đem bán đổ cho nhà máy, sẵn sàng vi phạm hợp đồng. Hậu quả là, mối liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân "sứt mẻ", doanh nghiệp lao đao do thiếu nguyên liệu, vùng nguyên liệu rối loạn do cạnh tranh thiếu lành mạnh...

Ở Yên Bái, thời gian qua, nông dân làm chè khốn khổ vì giá chè hạ, chi phí đầu vào cao, nhiều nơi nông dân không đầu tư, chăm sóc chè, dẫn tới sản lượng và năng suất chè giảm. Nhiều doanh nghiệp đã "sống" trên lưng nông dân nhờ việc ép cấp, hạ giá thu mua một cách thảm hại, có lúc chỉ 1.500 đồng/kg chè búp tươi.

Nông dân trồng sắn cũng không thực hiện nghiêm cam kết bán sắn tươi cho nhà máy (nhất là khi đầu vụ) mà bán cho tư thương hoặc sao sấy bán giá cao hơn.

Thời sự nhất là chuyện nông dân ở Việt Thành (Trấn Yên), không bán kén bảo đảm tiêu chuẩn cho nhà máy chế biến tơ; nhà máy không thu mua hết kén cho dân, thanh toán không sòng phẳng, nhiều khi thu mua không đúng cam kết giá dẫn đến một bộ phận nông dân đã phá bỏ cây dâu để trồng cây khác... Quyết định 80/QĐ-TTg quy định rõ, doanh nghiệp và nông dân đều có thể khởi kiện nhau ra toà kinh tế khi một bên vi phạm hợp đồng, gây hậu quả xấu. Thế nhưng, chưa thấy một vụ kiện nào, chính là vì doanh nghiệp và nông dân đều hiểu họ cần cho nhau như thế nào. Không nhẽ, doanh nghiệp lại đi kiện những ông bà chủ vùng nguyên liệu - sự sống còn của nhà máy và ngược lại?

Coi nông dân là đối tác làm ăn, nông dân coi doanh nghiệp là bạn đồng hành, nhà máy của doanh nghiệp cũng là nhà máy của nông dân, cùng sẻ chia, chung thủy, chớ quay lưng hay bước ngắn, bước dài - đó là cách tốt nhất để doanh nghiệp và nông dân cùng vươn lên khấm khá, làm giầu!            

T.A

 

Các tin khác
Nước hồ xuống thấp, kéo theo việc nuôi trồng thủy sản gặp khó khăn, nhiều hoạt động KT-XH bị ảnh hưởng. (Ảnh: Thanh Miền)

YBĐT - Hồ Thác Bà là nơi cung cấp nước để phát điện cho Nhà máy Thủy điện Thác Bà, nay thuộc Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà. Với 3 tổ máy (108 MW), mỗi năm, Công ty đóng góp cho ngân sách địa phương khoảng 20 tỷ đồng tiền thuế tài nguyên nước. Với người dân Yên Bái, nhà máy thủy điện là công trình vĩ đại của ý Đảng, lòng dân.

YBĐT - Những năm gần đây, giao lưu thương mại ngày càng được mở rộng và cuộc sống của người dân Yên Bái được cải thiện rõ rệt… Song, bên cạnh những mặt tích cực trên thì mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng phát sinh nhiều tiêu cực, đặc biệt là nạn buôn lậu và gian lận thương mại.

Trạm y tế xã La Pán Tẩn (Mù Cang Chải) được đầu tư xây dựng đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân vùng cao.

YBĐT - Cùng với con người, cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng khám, chữa bệnh của của các cơ sở y tế. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng thực tế hiện nay, cơ sở vật chất của các trạm y tế ở Yên Bái đa số chưa đáp ứng được nhu cầu. Cùng với tiêu chuẩn môi trường, cơ sở vật chất là chuẩn thứ hai đạt thấp theo chuẩn y tế quốc gia.

Yên Bái có gần 4 vạn hộ nhận đất lâm nghiệp để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, trồng và chăm sóc rừng, 248 trang trại đạt tiêu chí quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (Ảnh: T.P)

YBĐT - Là tỉnh miền núi với 70% diện tích là đất lâm nghiệp, gần 80% dân số sinh sống gắn liền với rừng và nghề rừng, trong những năm qua, Yên Bái đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế lâm nghiệp, trong đó có Nghị quyết 06 - NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về "Xây dựng và phát triển kinh tế đồi rừng".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục