Phải có trách nhiệm với môi trường

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/10/2011 | 10:02:01 AM

YBĐT - Dư luận cho rằng việc doanh nghiệp xả thải ra môi trường không khó để phát hiện xử lý, chỉ có điều nhà quản lý môi trường có xử lý nghiêm hay không mà thôi. Không xử lý kiên quyết dẫn đến môi trường sống bị huỷ hoại, người bị thiệt thòi nhất là người dân sống xung quanh doanh nghiệp.

Cách đây mấy năm, nguồn xả thải của Nhà máy sắn Vũ Linh đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân trong khu vực. Ảnh minh họa
Cách đây mấy năm, nguồn xả thải của Nhà máy sắn Vũ Linh đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân trong khu vực. Ảnh minh họa

Kinh tế thị trường bung ra, hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp được thành lập và hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực từ chế biến nông - lâm thổ sản đến phi kim loại, may mặc, điện tử. Doanh nghiệp phát triển không chỉ tạo công ăn việc làm cho người lao động mà còn đóng góp lớn vào cho ngân sách Nhà nước, thúc đẩy sản xuất phát triển. Thế nhưng bên cạnh những đóng góp tích cực đó thì vẫn còn nhiều doanh nghiệp ngang nhiên xả chất thải ra môi trường…

Nhiều người băn khoăn trước những hành động thiếu chuyên nghiệp trong làm kinh tế và vi phạm luật của khá nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khi họ “lãng quyên” trách nhiệm bảo vệ môi trường. Vì lợi nhuận, họ sẵn sàng đánh đổi cả việc huỷ hoại môi trường sống của chúng ta hiện tại và tương lai để thu “lợi nhuận môi trường” kếch xù từ việc không phải xử lý chất thải trong và sau sản xuất.

Các nhà máy chế biến giấy, bột giấy Văn Hưng, Lục Yên đến nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Nghĩa Lộ, Nhà máy chế biến tinh bột sắn Vũ Linh huyện Yên Bình là những minh chứng cụ thể nhất. Tất cả những doanh nghiệp này đã bị “đóng cửa” chỉ cho hoạt động trở lại khi đã xử lý môi trường và xử lý theo quy định.

Đấy là những doanh nghiệp bị phát hiện, xử lý nhưng vẫn còn có khá nhiều doanh nghiệp đang lén lút xả chất thải gây ô nhiễm môi trường! Có nhiều người nói rằng các doanh nghiệp chế biến, nhất là chế biến nông-lâm sản trên địa bàn phần lãi chủ yếu là ăn vào môi trường, nếu xử lý chất thải theo tiêu chuẩn Việt Nam chắc chắn không thể tồn tại được.

Nhìn một cách tổng quan thì không chỉ các doanh nghiệp xả thải chưa qua xử lý ra môi trường thiếu trách nhiệm với môi trường mà ngay cả chính những cơ quan quản lý môi trường, chính quyền địa phương các cấp cũng buông lỏng quản lý từ khâu lập dự án đến xây dựng và đi vào sản xuất, chế biến.

Dư luận cho rằng việc doanh nghiệp xả thải ra môi trường không khó để phát hiện xử lý, chỉ có điều nhà quản lý môi trường có xử lý nghiêm hay không mà thôi. Không xử lý kiên quyết dẫn đến môi trường sống bị huỷ hoại, người bị thiệt thòi nhất là người dân sống xung quanh doanh nghiệp.

Người dân xã Vũ Linh, Đại Minh huyện Yên Bình phải sống chung với môi trường ô nhiễm từ Nhà máy sắn thải ra trong suốt thời gian qua rồi hàng chục tấn cá lồng chết hàng loạt trên sông Chảy làm cho bao gia đình khuynh gia bại sản. Thế nhưng doanh nghiệp không hề có trách nhiệm gì với môi trường, với người dân bị thiệt hại là điều đáng trách và cần bị lên án. Phải chăng vì thiếu cương quyết trong xử lý dẫn tới doanh nghiệp  “nhờn thuốc” và coi nhẹ pháp luật?

Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của chúng ta vẫn còn ở phía trước. Thời gian tới, nhiều doanh nghiệp mới, ngành nghề mới sẽ được xây dựng đi vào sản xuất, kinh doanh và đồng nghĩa với đó là nước thải, chất thải cũng nhiều hơn. Để bảo vệ môi trường, mỗi doanh nghiệp cần có trách nhiệm với môi trường sống của chúng ta.

Theo đó, trách nhiệm của cơ quan bảo vệ môi trường cũng sẽ nặng nề hơn. Nếu chúng ta không xử lý kiên quyết mà cứ để tình trạng như lâu nay chắc chắn môi trường sống ngày một xấu đi, kinh tế đất nước phát triển thiếu bền vững. Mỗi chúng ta hãy sống và có trách nhiệm để bảo vệ lá phổi xanh cho nhân loại, trước tiên là cho chính những người dân địa phương và cho doanh nghiệp.

Thanh Phúc     

Các tin khác

YBĐT - Hiện nay, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đang xét duyệt danh hiệu văn hoá năm 2011 và đề xuất thu hồi danh hiệu văn hóa một số gia đình, thôn, bản đã công nhận danh hiệu văn hóa mà thực sự chất lượng thấp. Có thể nói đây là một động thái tích cực để lấy lại chất lượng và uy tín của phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa " được phát động trên cả nước đến nay đã sang năm thứ 11.

Chính quyền địa phương có biết việc này không?

YBĐT - Mỗi lần đến Suối Giàng tự thấy mình vẫn nhận ra bao điều mới, lạ kì thú tiềm ẩn ở nơi này. Song, thú thật mỗi lần lên đây lòng mình lại quặn thắt khi phải nhìn những cây chè Shan tuyết hàng trăm năm tuổi buộc phải lìa những cánh rừng cổ tích để về xuôi phục vụ thú chơi ngông của các đại gia.

YBĐT - Cuộc khủng hoảng kinh tế đã và đang ảnh hưởng sâu, rộng đến nền kinh tế nước ta, trong đó các doanh nghiệp sản xuất phải chịu những hậu quả nặng nề nhất.

YBĐT - Trên thế giới, 45% trong số người mới nhiễm HIV/AIDS mỗi năm là thanh niên. Trung bình, khoảng 2.500 thanh niên dưới 30 tuổi bị nhiễm mới mỗi ngày nhưng 2/3 trong số họ không ý thức được nguy cơ này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục