Liên kết - sự sống còn của ngành chè

Bài 4: “Trả lại tên” cho chè

  • Cập nhật: Thứ ba, 8/10/2013 | 8:43:27 AM

YBĐT - Hạn chế, tồn tại trong sản xuất, kinh doanh chè đã rõ và cũng đã đến lúc, tỉnh Yên Bái cùng các ngành chức năng phải vào cuộc mạnh mẽ, tìm ra giải pháp, hướng đi phù hợp mới hy vọng vực dậy được vùng chè. Chỉ có như vậy mới đưa cây chè trở lại đúng vị thế của nó.

Diện tích chè kinh doanh của Công ty cổ phần Chè Liên Sơn luôn đạt năng suất trên 9 tấn/ha nhờ chăm sóc và thu hái đúng kỹ thuật.
Diện tích chè kinh doanh của Công ty cổ phần Chè Liên Sơn luôn đạt năng suất trên 9 tấn/ha nhờ chăm sóc và thu hái đúng kỹ thuật.

>> Bài 1: Tổng quan ngành chè

>> Bài 2: Đau đầu nguyên liệu xấu

>> Bài 3: Nhà máy “CAO”, sản phẩm “THẤP”

Vấn đề mấu chốt là ngành nông nghiệp phải kiểm tra và tuân thủ theo đúng quy hoạch ngành. Quy hoạch ở đây bao gồm từ quy hoạch vùng nguyên liệu đến chế biến. Song song phải có những cơ chế, chính sách phù hợp như tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ phát triển chè giống mới, chè Shan vùng cao. Ngành cũng cần đánh giá lại một cách khách quan, trung thực sau hơn tám năm thực hiện chương trình trồng mới, trồng cải tạo giống chè để từ đó xác định rõ những tồn tại, những mặt tốt nhằm phát huy và xử lý một cách hợp lý nhất theo xu thế phát triển.

Sẽ không có một câu chuyện thần kỳ nào, một câu thần chú nhiệm màu nào bởi lẽ, người làm nên câu chuyện thần kỳ đó chính là “4 nhà”: Nhà nước - nhà khoa học - doanh nghiệp - nông dân, trong đó Nhà nước và nhà khoa học là những “vai diễn” chính. Nếu chúng ta không cương quyết, không chỉ đạo quyết liệt mà vẫn để người dân, doanh nghiệp làm ăn kiểu “giật gấu, vá vai”, manh mún, “tham bát, bỏ mâm” và vì cái lợi trước mắt thì sẽ không thể phát triển. Một vấn đề nữa, là phải rà soát, đánh giá đúng thực trạng của các cơ sở chế biến và kiên quyết xử lý dứt điểm những cơ sở, doanh nghiệp chế biến chè không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh công nghiệp.

Trong một cuộc hội thảo tìm cách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh chè được tổ chức tại Công ty cổ phần Chè Nghĩa Lộ, ông Đoàn Anh Tuân - Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam nói: “Chè là một sản phẩm đồ uống mà lại để sản xuất vô tội vạ như hiện nay, trong nông nghiệp thì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, chế biến cẩu thả, chè phơi ven đường, quanh nhà “sân sao, gà vò” quả là kinh khủng! Chúng ta không thể chấp nhận một cung cách làm ăn như vậy bởi nó không chỉ gây hại cho ngành chè mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng. Đã đến lúc, chúng ta phải cương quyết loại bỏ cách làm ăn cũ này”.

Có lẽ không phải chỉ riêng ông Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam mới lên án điều này mà thực tế đã có những lô sản phẩm chè của Yên Bái bị trả về do chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo. Giữ uy tín, nâng cao chất lượng sản phẩm chè, trong những năm qua, tỉnh Yên Bái cũng đã tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở chế biến và đều tiến hành đánh giá phân xếp loại.

Khá nhiều doanh nghiệp đã hai, ba năm liên tiếp xếp loại C (không đáp ứng các yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, còn nhiều lỗi nặng và lỗi nghiêm trọng) theo quy định phải thu hồi giấy phép kinh doanh, cấm sản xuất. Chúng ta không thể vì vài doanh nghiệp, vài cơ sở này mà phá hỏng cả một ngành chế biến có giá trị trên 400 tỷ đồng mỗi năm và là cuộc sống mưu sinh của hàng chục vạn hộ nông dân, công nhân đang tham gia sản xuất, chế biến chè. Biết là đau, biết là xót nhưng chúng ta buộc phải xử lý triệt để mới mong có thể lấy lại uy tín cho sản phẩm chè Yên Bái. Doanh nghiệp không muốn bị “đóng cửa” bắt buộc phải chú trọng đầu tư xây dựng nhà máy đạt chuẩn - đó là giải pháp duy nhất để tự cứu lấy mình.

 

Kiểm tra cây chè giống trước khi đưa đi trồng mới, trồng cải tạo.

Một vấn đề nữa là ngành nông nghiệp và các ngành liên quan như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương tỉnh cùng rà soát các doanh nghiệp, cơ sở chế biến chè trên địa bàn. Qua đó nắm cụ thể tình hình doanh nghiệp nào trong quy hoạch và không trong quy hoạch, doanh nghiệp nào có vùng nguyên liệu và không có vùng nguyên liệu để đề xuất tỉnh tìm giải pháp tháo gỡ.

Theo quan điểm chung, những doanh nghiệp nào không trong quy hoạch thì phải ngừng sản xuất hoặc sáp nhập hoặc giải thể. Bởi thực tế, khi các nhà máy không trong quy hoạch lại không có vùng nguyên liệu của riêng mình thì sản xuất khó có thể bền vững. Nếu không giải quyết tốt vấn đề này thì tình trạng tranh mua, tranh bán và “cuộc chiến” tranh giành nguyên liệu mỗi khi vào vụ sản xuất vẫn cứ tái diễn. Người ta vẫn thường nói, có cạnh tranh mới có phát triển nhưng với quá nhiều cơ sở chế biến như hiện nay lại không hề có lợi cho sản xuất, kinh doanh chè.

Để có nguyên liệu cho sản xuất, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp “nhảy dù” sẽ dùng mọi “biện pháp”  thu mua chứ không hề quan tâm đến chất lượng nguyên liệu. Đã không ít doanh nghiệp có vùng nguyên liệu của riêng mình nhưng đến vụ chè vẫn phải cắt cử hàng chục bảo vệ đến “ngồi canh” nông dân, công nhân không để họ bán nguyên liệu cho doanh nghiệp khác. Tất nhiên, khi xử lý, giải quyết những cơ sở doanh nghiệp không trong quy hoạch,`tỉnh cũng cần có cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp này chuyển nghề sản xuất hay di chuyển đến vùng có nguyên liệu, khuyến khích đưa nhà máy đến vùng cao.

Bên cạnh đó, cần phải có sự thống nhất, liên kết các công ty, doanh nghiệp trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Biết là khó trong cơ chế thị trường hiện nay song để giữ thương hiệu, để nâng cao giá trị sản phẩm, vì sự phát triển của vùng chè, vì sự sống còn của chính các doanh nghiệp thì phải liên kết. Không thể phát triển được nếu chính các doanh nghiệp tự mình hại mình thông qua cung cách sản xuất và bán hàng theo kiểu mạnh ai nấy làm và chỉ biết có mình.

Hiệp hội Chè Yên Bái đã thành lập và có quy chế hoạt động nhưng chưa phát huy được hiệu quả trong việc liên kết, thống nhất, bàn bạc, định giá sản phẩm. Có liên kết trong tiêu thụ sản phẩm mới không bị lép vế, không bị ép giá bởi mỗi năm, sản lượng chè của chúng ta sản xuất chiếm 10% sản lượng chè chế biến của cả nước - một con số không hề nhỏ. Liên kết là để tạo khối lượng hàng hóa tập trung, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chứ không phải liên kết để độc quyền.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp và các ngành liên quan cũng cần thanh tra, kiểm tra lại trong suốt quá trình thực hiện chương trình trồng mới, trồng cải tạo giống chè cũng như thực hiện các dự án đã và đang đầu tư cho phát triển cây chè để đưa ra những quyết sách đúng đắn nhất. 

Cùng với xử lý, khắc phục những tồn tại thì cũng đã đến lúc, chúng ta phải có tư duy mới, cách làm mới trong sản xuất chế biến, kinh doanh chè. Điều quan trọng là cần liên kết chặt chẽ giữa nông dân với nông dân, doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với nông dân và chuyển từ sản xuất thô sang sản xuất tinh.

Thanh Phong Anh

Các tin khác
Hầu hết các nhà máy, cơ sở sản xuất chè trên địa bàn đều sơ chế chè đen bán thành phẩm.

YBĐT - Diện tích chè nhiều đồng nghĩa doanh nghiệp chế biến lắm, nếu như không nói là quá hùng hậu. Từ vùng cao đến các vùng quê, bản làng, đâu đâu cũng thấy cơ sở, nhà máy chế biến chè từ nhỏ đến to, nhiều đến nỗi vượt quá gần hai lần khả năng cung cấp của vùng nguyên liệu.

Nguyễn Thị Đường với ngón tay út bị chặt vì không chịu để ép làm gái mại dâm.

YBĐT - Đường cho tôi xem bàn tay phải với ngón út bị chặt cụt 1 đốt, vết tích của những ngày phiêu bạt nơi xứ người, chịu sự đánh đập tàn tệ của đám chủ dẫn mối, ép gái Việt đi bán dâm, hé lộ sự thật hãi hùng về cuộc sống nơi "địa ngục trần gian" mà không ít người vẫn mơ hồ nuôi ước mơ hay mạo hiểm "gửi trứng cho ác" mong tìm được cơ hội đổi đời nơi xứ người...

Đây là lý do giải thích vì sao chất lượng nguyên liệu chè ngày càng xấu. (Ảnh: Bùi Xuân Đông)

YBĐT - Ông Phan Văn An - Giám đốc Công ty cổ phần Chè Liên Sơn lắc đầu ngao ngán: “Đời nào nguyên liệu dài cả gang tay, đưa vào chế biến chè đen cũng khó, nói gì đến chế biến chè chất lượng cao, chè xanh…”. >> Bài 1: Tổng quan ngành chè

Bên cây chè Shan tuyết cổ thụ Suối Giàng.
(Ảnh: Thu Trang)

YBĐT - Ông Đoàn Anh Tuân - Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng: “Sản xuất chè ở Việt Nam đang bất cập ở cả ba công đoạn trong chuỗi giá trị: trồng, chế biến, tiêu thụ”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục