Văn hóa đọc thời hiện đại

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/4/2019 | 8:06:35 AM

YênBái - Trong thời đại công nghệ thông tin, người đọc nhiều cơ hội tiếp cận thông tin và tri thức mở không chỉ ở thư viện mà còn từ nhiều nguồn với sự hỗ trợ của Internet. Thói quen đọc, bởi thế, có sự thay đổi với những cách tiếp cận mới. Đọc cái gì, đọc như thế nào và đọc làm gì để tiếp thu nguồn tri thức, làm giàu hiểu biết đối với mỗi bạn đọc là điều vô cùng quan trọng.

Cần hướng giới trẻ trở thành người đọc thông minh trong thời đại công nghệ hiện nay.
Cần hướng giới trẻ trở thành người đọc thông minh trong thời đại công nghệ hiện nay.

Thực trạng văn hóa đọc

Lật giở ký ức, ông Phạm Đình Văn ở tổ 2, phường Minh Tân - năm nay đã ngoài 70 tuổi, trầm ngâm: "Chúng tôi ngày xưa, ngoài giờ đến lớp thì về nhà là làm bạn với sách. Sách được chúng tôi nâng niu, đọc với thái độ trân trọng, suy ngẫm, tích lũy kiến thức để làm giàu vốn ngôn từ, nâng tầm hiểu biết. Thời nay, bọn trẻ không hứng thú với đọc sách như trước nữa, chúng chỉ thích chơi đồ công nghệ”. 

Dễ dàng nhận thấy, thị trường sách hiện nay vô cùng phong phú về nội dung và hình thức, nhưng lượng khách rất ít. Phỏng vấn nhanh một số học sinh và bạn đọc chúng tôi được biết, các thiết bị thông minh cập nhật thông tin nhanh, dễ đã giúp người ta không mất thời gian kiếm tìm những cuốn sách nữa, chỉ click chuột là cả kho tàng kiến thức hiện ra. Nhưng thế giới ấy ảnh hưởng rất nhiều đến sự tập trung, hiệu quả làm việc của mỗi người. 

Ngay bản thân tôi đã từng có những lần lên mạng để làm việc nhưng lại lan man sang đọc tin tức, xem facebook… khiến thời gian trôi qua nhanh mà nhìn lại thì chưa làm được gì. Mạng xã hội có rất nhiều hấp dẫn khiến việc đọc hầu như chỉ là đọc lướt nên kiến thức thu vào không nhiều, hoặc có những bạn trẻ có đọc, song chỉ tìm đến những thứ dễ đọc, các tác phẩm theo trào lưu, đặc biệt truyện ngôn tình đang có sức hút lớn đối với giới trẻ hiện nay. 


Một buổi chiều cuối tuần, qua mạng xã hội, tôi biết đến Hội sách ký lô đồng giá 59.000 đồng/kg lần đầu tiên có mặt ở Yên Bái. Tò mò, háo hức, tôi tìm ngay đến địa điểm bán những cuốn sách cũ, giá trị với giá rẻ này.

Lúc tôi đến, đã chật kín người, ai cũng tìm cho mình những cuốn sách theo sở thích. Tuy nhiên, rất ít người tìm chọn sách lịch sử, văn học mà cuốn được tìm nhiều nhất là truyện ngôn tình. 

Em Vũ Khánh Đạt hay em Bùi Thùy Linh, Phạm Thanh Thảo trên tay cầm vài cuốn ngôn tình đều hào hứng: "Chúng em thích đọc truyện ngôn tình vì nó lãng mạn, nhẹ nhàng”. 

Nhiều phụ huynh lo lắng về việc giới trẻ hiện chỉ thích đọc để giải trí thay vì đọc để tìm tri thức. Chị Hà Ngân, phường Yên Thịnh tâm sự: "Đứa lớn nhà tôi năm nay lớp 9 thích đọc những truyện tình cảm lãng mạn, còn đứa bé thì thích điện thoại, ipad. Gia đình đã hướng các con đến những cuốn sách bổ ích để cả gia đình cùng đọc vào một giờ buổi tối, song chúng không hào hứng”. 

Một thực trạng là: giới trẻ không thích đọc, ít đọc hoặc đọc theo phong trào khiến vốn văn chương được đánh giá là không sâu sắc, khô cứng, thiếu xúc cảm hoặc sử dụng ngôn ngữ mạng xã hội đang tạo nên thứ tiếng Việt xa lạ. 

Và những nỗ lực

Để khuyến đọc trong cộng đồng, các cấp, các ngành trong tỉnh đã nỗ lực đổi mới phương pháp tiếp cận độc giả, đưa nguồn sách đến đúng đối tượng; trường học cũng sáng tạo, tổ chức phong phú các hình thức khuyến đọc. 

Có mặt tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Văn Chấn vào giờ ra chơi mới thấy được không gian văn hóa đọc thật ý nghĩa. Dưới những tán cây râm mát hay trong những cây nấm ngộ nghĩnh ở sân trường, những cuốn sách được xếp gọn gàng trên các giỏ xinh xắn, thu hút các em học sinh. 

Chia sẻ về góc "Thư viện xanh” của nhà trường, cô giáo Hà Thị Thúy Quyên - Phó Hiệu trưởng cho biết nhà trường luôn hướng các em đến những cuốn sách hay, bổ ích, đọc sách đã trở thành một thói quen tốt của hơn 350 học sinh toàn trường. 

Với Thư viện, 289.000 bản sách cùng hệ thống phục vụ văn hóa đọc rộng khắp từ tỉnh đến các xã, thôn, trường học và tủ sách trong nhiều gia đình đang là thiết chế cơ bản chấn hưng văn hóa đọc. 

Cùng với phối hợp với các Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện, thị xã, thành phố cho độc giả mượn sách tại các thư viện, Thư viện tỉnh đã xây dựng điểm sinh hoạt cho thiếu nhi "Thư viện xanh” gắn với "Ngày hội đọc sách vì tương lai”, trao tặng trên 2.250 bản sách cho các cơ quan, trường học… 

Bà Lê Thị Tú Anh - Giám đốc Thư viện tỉnh cho biết: "Từ năm 2018, chúng tôi đã ký kết với một số cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn giới thiệu sách, cấp thẻ đọc tập thể và thẻ cá nhân vào các buổi chiều thứ 6 hàng tuần. Số thẻ bạn đọc được cấp mới trong năm 2018 và quý I/2019 là hơn 2.450 thẻ. Thư viện cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa thư viện, chia sẻ các bộ sưu tập số và cơ sở dữ liệu của thư viện điện tử với 5 trường phổ thông và trường chuyên nghiệp trên địa bàn, giúp bạn đọc dễ dàng tiếp cận vốn tài liệu của Thư viện”.

Những nỗ lực ấy đã góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa trong cộng đồng. Song, văn hóa đọc chỉ có ý nghĩa đích thực khi người đọc có thể biến tri thức từ sách báo thành tri thức sống và kỹ năng của mình. Biết tranh thủ thời cơ, thế mạnh của công nghệ thông tin để khai thác những nội dung mong muốn, hài hòa với đọc sách truyền thống để nâng cao tri thức và kỹ năng, phát triển tư duy và rèn luyện nhân cách là bạn đã trở thành một người đọc thông minh trong thời đại công nghệ hiện nay. 

Thanh Chi

Các tin khác
Đồng chí Giàng A Ly - Phó Bí thư Huyện đoàn Mù Cang Chải (giữa) trao đổi với cán bộ Đoàn xã Chế Tạo về công tác phát triển đảng viên.

Thông qua các phong trào, hoạt động Đoàn sôi nổi, thiết thực, ở Chế Tạo đã xuất hiện ngày càng nhiều ĐVTN ưu tú, có lối sống đẹp, uy tín trong tập thể được cơ sở Đoàn giới thiệu cho Đảng xem xét, kết nạp.

Ông Sùng A Của chia sẻ kinh nghiệm tuyên truyền, vận động nhân dân với lãnh đạo xã Cát Thịnh.

Khe Kẹn là một trong 8 thôn, bản đặc biệt khó khăn của xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn. Đây cũng là thôn người Mông đầu tiên ở Cát Thịnh người dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Điện sáng ở Khe Kẹn không phải vì thôn được ưu tiên đầu tư hơn các thôn, bản đặc biệt khó khăn khác mà bởi ở đó có những người dân dám nghĩ, dám làm, tiên phong đưa điện về bản...

Những gốc cam chết được người dân thị trấn Nông trường Trần Phú chặt bỏ.

Những đồi cam trọc lốc, những cái thở dài, lắc đầu ngao ngán, đó là những điều tai nghe, mắt thấy khi chúng tôi tới thị trấn Nông trường Trần Phú - nơi có những làng biệt thự của những tỷ phú, triệu phú nông dân trồng cam của huyện Văn Chấn, khi mà 44% diện tích cam đã xóa sổ do bệnh vàng lá, thối rễ…

Toàn huyện Văn Chấn hiện có trên 1.800 ha cam, quýt tập trung ở 9 xã, thị trấn vùng ngoài của huyện. Từ năm 2017 trở lại đây, trên cây cam, quýt xuất hiện bệnh nấm gây thối rễ vàng lá với diện tích nhiễm bệnh khoảng trên 350 ha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục