Bước đột phá trong công tác cán bộ - Bài 1: Thực trạng công tác cán bộ

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/5/2019 | 8:12:22 AM

YênBái - Tính đến tháng 6/2018, cán bộ trẻ dưới 40 tuổi tham gia cấp ủy tỉnh chỉ chiếm 6,1%, cán bộ nữ (không bao gồm nữ người dân tộc thiểu số) chiếm 10,2%, cán bộ người dân tộc thiểu số (gồm cả nữ) chiếm 28,6% (nữ dân tộc chiếm 8,2%, nam dân tộc chiếm 20,4%); không có cán bộ trẻ dưới 35 tuổi.

Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Yên Bái giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức và cá nhân.
Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Yên Bái giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức và cá nhân.

Những năm qua, nhờ chủ trương, cơ chế chính sách hợp lý nên đội ngũ cán bộ các cấp trong toàn tỉnh đã có bước phát triển về nhiều mặt, chất lượng ngày càng được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung và cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số nói riêng đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Từ một xã nghèo, mấy năm gần đây, Việt Thành (Trấn Yên) đang khoác lên mình một diện mạo mới với trên 95% đường liên thôn, 75% đường ngõ xóm và nội đồng được bê tông hoá; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 36 triệu đồng/người/năm, hiện xã đang xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu. Có được thành quả trên là nhờ những cách làm hay, tư duy đột phá của Đảng bộ, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu Đảng bộ là đồng chí Lê Thị Lụa. 

Theo Bí thư, kiêm Chủ tịch UBND xã Lê Thị Lụa, để đưa đời sống của nhân dân khởi sắc, trước hết người cán bộ phải có tư duy dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân. Việc gì có lợi cho dân thì làm. 

Từ suy nghĩ này, trên cương vị Bí thư, kiêm Chủ tịch UBND xã, đồng chí Lê Thị Lụa vừa lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước vừa trực tiếp cùng nhân dân bàn bạc, tìm giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 

Nhờ có sự lãnh đạo đúng, trúng, hợp lòng dân của người đứng đầu địa phương, đến nay, cùng với cây lúa, xã Việt Thành đã hình thành được 3 vùng phát triển kinh tế, chủ lực là cây quế; phát triển dịch vụ, thương mại, tiểu thủ công nghiệp và trồng dâu nuôi tằm… giúp xã thu về gần 50 tỷ đồng mỗi năm từ bán tơ tằm, chế biến tinh dầu quế và cây ăn quả có múi. 

Đối với cán bộ trẻ Nguyễn Thị Ngà - Bí thư Huyện đoàn Yên Bình, mỗi ngày làm việc là sự trăn trở "làm sao để hoạt động Đoàn mang lại những lợi ích thiết thực nhất cho đoàn viên thanh niên”, làm sao "truyền lửa” cho các bạn trẻ lập thân, lập nghiệp trên chính quê hương. Xuất phát từ cái tâm của người cán bộ, sau gần 4 năm gắn bó với công tác Đoàn, chị Ngà luôn năng động, sáng tạo, tìm tòi những cái mới cho phong trào Đoàn nhằm thu hút đoàn viên thanh niên tham gia và làm tốt công tác an sinh xã hội. 



Chị Nguyễn Thị Ngà - Bí thư Huyện đoàn Yên Bình (thứ 2 bên phải) luôn sâu sát với công việc. 

"Với tôi, được công tác và cống hiến trong môi trường thanh niên, nhất là giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống là niềm hạnh phúc” - Ngà chia sẻ. Chính bản lĩnh và sự sáng tạo, linh hoạt trong công tác, thời gian qua, dưới sự giúp đỡ của cấp ủy, chị Nguyễn Thị Ngà đã chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đoàn trong huyện thực hiện hiệu quả nhiều công trình, phần việc thanh niên có ý nhĩa, nhất là ở các địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn của huyện. Tiêu biểu là chương trình "Thắp sáng đường quê”, xây dựng nhà nhân ái cho người nghèo, bể thu gom rác...

Các việc làm thiết thực này đã khắc phục được tính hô hào, bề nổi mà mọi người thường nghĩ về phong trào Đoàn. Là cán bộ trẻ, được đào tạo chính quy, có trình độ thạc sỹ, trải qua các vị trí công tác: chuyên viên, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp- Phát triển nông thôn, nay đảm nhiệm Bí thư Huyện đoàn, chị Nguyễn Thị Ngà luôn đoàn kết gắn bó, sáng tạo, chia sẻ với đồng nghiệp, đoàn viên, linh hoạt trong xử lý công việc, được cấp ủy đánh giá cao.

Qua khảo sát thực tế, nhiều cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, có năng lực công tác, năng động, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc; không ít cán bộ nữ đã nỗ lực phấn đấu, từng bước khắc phục khó khăn, tham gia công tác một cách tích cực và chủ động. 

Ông Lý Thế Vinh – Phó Bí thư Huyện ủy Yên Bình cho biết: "Công tác cán bộ, nhất là cán bộ nữ, trẻ, người dân tộc luôn được Huyện ủy chú trọng. Ngoài việc, đào tạo, bồi dưỡng, hàng năm huyện thực nghiêm việc đánh giá phân xếp loại cán bộ công chức, đảng viên, qua đó tạo nguồn đưa vào phương án quy hoạch, bồi dưỡng và bố trí sử dụng đúng khả năng, sở trường nên đã phát huy hiệu quả trong công việc. Được biết, nhiệm kỳ 2015- 2020, tổng số tham gia cấp ủy cấp huyện Yên Bình có 39 người, trong đó tỷ lệ nữ chiếm 28,21% (tăng 12,83% so với nhiệm kỳ 2010- 2015); cán bộ trẻ dưới 35 tuổi chiếm 12,82%, tăng 2,56% so với nhiệm kỳ trước”.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, đến nay, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số của tỉnh vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại. Nguyên nhân là do, một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số khiến tỷ lệ này tham gia lãnh đạo trong cấp ủy, chính quyền địa phương chưa cao. 

Tính đến tháng 6/2018, cán bộ trẻ dưới 40 tuổi tham gia cấp ủy tỉnh chỉ chiếm 6,1%, cán bộ nữ (không bao gồm nữ người dân tộc thiểu số) chiếm 10,2%, cán bộ người dân tộc thiểu số (gồm cả nữ) chiếm 28,6% (nữ dân tộc chiếm 8,2%, nam dân tộc chiếm 20,4%); không có cán bộ trẻ dưới 35 tuổi. 

Tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số giữ các chức danh diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý còn hạn chế (cán bộ trẻ dưới 40 tuổi chiếm 6,4%, cán bộ trẻ dưới 35 tuổi chiếm 0,5%; cán bộ nữ (không bao gồm cán bộ nữ là người dân tộc thiểu số) chiếm 11%; cán bộ người dân tộc thiểu số (gồm cả cán bộ nữ là người dân tộc thiểu số) chiếm 18,2% tổng số cán bộ diện tỉnh quản.

Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cho biết: "Hiện nay, nhiều cán bộ trẻ tuy được đào tạo cơ bản nhưng năng lực chuyên môn và khả năng lãnh đạo, quản lý còn hạn chế; phương pháp giải quyết công việc còn lúng túng, thiếu quyết đoán; một số cán bộ nữ còn tư tưởng tự ti, an phận, chưa chủ động phấn đấu vươn lên để đảm nhận vị trí lãnh đạo, quản lý. Số lượng cán bộ trẻ dưới 35 tuổi, cán bộ nữ và cán bộ người dân tộc thiểu số từ 35 đến dưới 45 tuổi có trình độ đại học hệ chính quy còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh; trình độ lý luận chính trị, nhất là cao cấp lý luận chính trị đa số chưa qua đào tạo”. 

Đội ngũ cán bộ trẻ dưới 35 tuổi, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số (từ 35 đến dưới 45 tuổi) hiện nay chưa giữ chức vụ lãnh đạo nhưng được quy hoạch giữ các chức danh trưởng, phó phòng cấp huyện, cấp tỉnh đa số đạt trình độ chuyên môn đại học trở lên (trung bình chiếm 98%). 

Tuy nhiên, số cán bộ trẻ, cán bộ nữ và cán bộ người dân tộc thiểu số có trình độ cao cấp trung bình đạt 2,9%; trình độ lý luận trung cấp trung bình đạt 52,5%, chưa qua đào tạo trung bình đạt 44,6%. 

Một thực trạng nữa, công tác quy hoạch cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị chưa được quan tâm, chú trọng khiến việc quy hoạch giữ các chức danh diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý còn thấp. 



                                            Đội ngũ cán bộ tham gia Đề án 11 của Tỉnh ủy.

 Nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2016 - 2021, cán bộ trẻ dưới 35 tuổi chiếm 7,5%, cán bộ nữ (không gồm nữ người dân tộc thiểu số) chiếm 22,3% (từ 35 đến dưới 45 tuổi chiếm 11,7%), cán bộ là người dân tộc thiểu số chiếm 18,2% (từ 35 đến dưới 45 tuổi chiếm 11%) tổng số cán bộ được quy hoạch các chức danh diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. 

Nhiệm kỳ 2020 - 2025, 2021- 2026, cán bộ trẻ dưới 35 tuổi chiếm 10,4%, cán bộ nữ (không gồm nữ người dân tộc thiểu số) chiếm 22,8% (từ 35 đến dưới 45 tuổi chiếm 12,8%), cán bộ là người dân tộc thiểu số chiếm 19,3% (từ 35 đến dưới 45 tuổi chiếm 11,8%) tổng số cán bộ được quy hoạch các chức danh diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. 

Do đó, khi cần bố trí cán bộ thường bị động do thiếu nguồn hoặc có nguồn trong quy hoạch nhưng chưa đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nên không thể bổ nhiệm hoặc giới thiệu cán bộ ứng cử. Đặc biệt, công tác luân chuyển cán bộ trẻ gắn với quy hoạch cán bộ để đào tạo, rèn luyện thực tiễn chưa thường xuyên và chưa có định hướng lâu dài, chưa có tính kế thừa, dẫn đến tình trạng hụt hẫng trong công tác cán bộ. 

Qua tìm hiểu thực tế ở nhiều địa phương, việc nhận thức về bình đẳng giới của một bộ phận cán bộ lãnh đạo chưa sâu sắc, còn biểu hiện thiếu tin tưởng vào khả năng của phụ nữ, ngại tuyển dụng phụ nữ, đánh giá cán bộ nữ còn khắt khe, thiếu công tâm, khách quan. Cơ chế, chính sách tạo nguồn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ nữ còn thiếu tính đột phá nên hạn chế cơ hội thăng tiến và đóng góp của phụ nữ. 

Đặc biệt, một số chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số chưa được cụ thể hóa kịp thời và còn thiếu đồng bộ…Ngoài ra, một bộ phận cán bộ nữ còn tự ti, yên phận, ngại thay đổi môi trường công tác, chưa có động cơ rèn luyện, phấn đấu để tiến bộ và đảm nhiệm vị trí lãnh đạo, quản lý. 

Không ít cán bộ người dân tộc thiểu số có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, chưa năng động, sáng tạo, chủ động trong công việc. Cơ chế, chính sách thu hút, tạo nguồn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số còn thiếu tính đột phá…Vì vậy, nhằm mục tiêu cho tỉnh Yên Bái phát triển nhanh và bền vững, không có con đường nào khác là phải thực sự quan tâm chăm lo, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo kế cận. 

Văn Tuấn
(Bài 2: Tư duy chiến lược, tầm nhìn lâu dài)

Tags Yên Bái cán bộ cán bộ trẻ cán bộ nữ

Các tin khác
Khách du lịch trải nghiệm làm ruộng bậc thang cùng người dân.

Chuyện khởi nghiệp của đôi vợ chồng trẻ người Mông - Giàng A Dê và Giàng Thị Lỳ ở La Pán Tẩn, Mù Cang Chải là những chuỗi ngày thực sự gian truân, vất vả. Khó khăn, nợ nần chẳng thể khiến đôi vợ chồng trẻ ấy chùn bước trước dự định ấp ủ làm du lịch homestay ngay trên những thửa ruộng bậc thang của gia đình.

Cây bưởi đặc sản ở Đại Minh đang mang lại nguồn thu lớn cho người dân địa phương. (Ảnh: minh họa)

Tay trái cầm điện thoại thông minh Iphone kết nối mạng Internet, tay phải chạm nút “On/Mở” của phần mềm EWelink, chỉ sau vài tích tắc, đồng loạt hệ thống 25 vòi phun xả nước tưới cho gần 100 gốc bưởi trong khu vườn bên tay phải sân nhà của anh Nguyễn Văn Định ở thôn Minh Thân, xã Đại Minh, huyện Yên Bình.

Ảnh minh họa. (Nguồn internet)

Các dịch vụ hỗ trợ tài chính, cho vay, cầm đồ quảng cáo với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu và hấp dẫn "Cho vay lãi suất thấp”, "Cần tiền là có”, "Cho vay chỉ cần chứng minh thư, sổ hộ khẩu, hóa đơn tiền điện” xuất hiện khắp các con phố đến đường quê... Tuy nhiên, việc vay và cho vay lại diễn ra kín đáo, thậm chí văn phòng hỗ trợ tài chính luôn vắng vẻ, nhưng người làm nghề cho vay thì trở nên giàu có một cách nhanh chóng.

Trong các chuyến công tác, chị Ngô Thị Liên (bên trái) luôn hướng tới những nhu cầu, nguyện vọng thiết thực của đối tượng.

Năm 2018, chị Ngô Thị Liên ở xã Việt Thành (Trấn Yên) là 1 trong 10 thanh niên tiêu biểu của cả nước vinh dự nhận giải thưởng "Thanh niên sống đẹp". Hai từ "sống đẹp" với chị không chỉ thể hiện bằng những hoạt động từ thiện nhân đạo theo cái cách mà giải thưởng xét tới mà còn ở sự thay đổi cách sống của bản thân và cách chị hỗ trợ, tạo động lực ấy cho hàng trăm, hàng nghìn phụ nữ nhiễm HIV ở nhiều tỉnh phía Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục