Tre Bát Độ - "cây hạnh phúc" của người dân Trấn Yên - Kỳ 2: Tìm đầu ra cho sản phẩm măng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/10/2022 | 8:23:25 AM

YênBái - Năm 2003, trên địa bàn huyện trồng được 60 ha tre Bát Độ, năm 2004 trồng thêm được 100 ha, diện tích tre ngày càng được mở rộng. Cây lạ, đất tốt, khí hậu phù hợp nên đến năm 2005, những ngọn măng đầu tiên xuất hiện. Lúc này, một câu hỏi lớn được đặt ra với cấp ủy, chính quyền của huyện là “bán măng ở đâu?”.

Trung bình mỗi năm sản lượng măng Bát Độ thương phẩm đạt hơn 30.000 tấn.
Trung bình mỗi năm sản lượng măng Bát Độ thương phẩm đạt hơn 30.000 tấn.

Vị chủ tịch huyện tâm huyết 

Đồng chí Nguyễn Thị Huấn (nguyên Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên) cùng các thành viên trong Ban quản lý dự án tre Bát Độ của huyện thành lập đoàn đi tới các tỉnh Hòa Bình, Hải Dương, Hà Giang để tìm doanh nghiệp thu mua sản phẩm măng, hoặc nếu không tìm được doanh nghiệp tiêu thụ thì học tập các biện pháp sơ chế, bảo quản sản phẩm để bán tại các chợ trong tỉnh, trong huyện. Rất may mắn, trong chuyến công tác tại Hải Dương, đoàn đã gặp gỡ doanh nghiệp Vạn Đạt (một công ty hoạt động trong lĩnh vực thu mua, sơ chế măng xuất khẩu). Sau đó, trực tiếp đồng chí Nguyễn Thị Huấn mời doanh nghiệp lên tham quan vùng nguyên liệu của huyện. 


Thương lái đến tận chân đồi thu mua sản phẩm măng cho bà con nhân dân xã Kiên Thành.


Đồng chí Nguyễn Thị Huấn chia sẻ: "Trồng tre đã vất vả, nhưng câu chuyện bán măng lại là vấn đề còn đáng trăn trở hơn nhiều. Đã có những hộ dân phát biểu rằng nếu không bán được măng thì sẽ thuê ô tô chở măng đến nhà lãnh đạo huyện để đổ. Chính vì vậy, nỗi lo tiêu thụ măng lúc đó là của cả người dân, chính quyền các xã và lãnh đạo huyện. Lãnh đạo huyện và Ban quản lý tre Bát Độ của huyện đã đưa đại diện của Công ty TNHH Vạn Đạt đi khảo sát vùng nguyên liệu ở một số xã và công ty đã đồng ý ký hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ sản phẩm măng, từ đó đến nay công ty trở thành doanh nghiệp tiêu thụ chính sản phẩm măng tre Bát Độ giúp cho bà con nông dân yên tâm sản xuất. Nút thắt quan trọng nhất được tháo gỡ, cấp lãnh đạo chúng tôi như trút bỏ được gánh nặng ngàn cân trên vai mình”.

Giúp người dân vùng cao thoát nghèo

Từ năm 2005 đến nay, cây tre măng Bát Độ luôn được coi là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp của huyện Trấn Yên. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện các nhiệm kỳ luôn xây dựng giải pháp phát triển vùng tre măng Bát Độ hàng hóa, hàng năm luôn xây dựng kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu. 

Theo từng giai đoạn và điều kiện khảo sát đất đai thực tế ở từng địa phương, huyện Trấn Yên xây dựng kế hoạch phát triển mở rộng diện tích của từng năm cho từng xã. Mỗi năm phát triển từ 100 – 300 ha tre Bát Độ, đến nay, huyện Trấn Yên hình thành vùng trồng tre nguyên liệu tập trung lớn nhất Việt Nam với 3.908 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch là 3.364 ha, sản lượng măng thương phẩm hàng năm đạt trung bình hơn 30.000 tấn. 

Người Mông ở huyện Mù Cang Chải tham quan học tập kinh nghiệm trên nương tre ở thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca.

Kiên Thành là xã vùng cao của huyện Trấn Yên với trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Tày, Dao và Mông. Sau bao gian truân phát triển, xã Kiên Thành đã trở thành thủ phủ của cây tre Bát Độ. Hiện nay, diện tích tre măng của xã là hơn 1.900 ha, trong đó có 1.774 ha trong thời kỳ kinh doanh. Hàng năm, sản lượng măng thương phẩm trung bình đạt hơn 20.000 nghìn tấn, chiếm tới 2/3 sản lượng măng của toàn huyện.

Ông Dương Kim Hưng – Chủ tịch UBND xã Kiên Thành cho biết: "Đến thời điểm này của vụ thu hoạch măng tre Bát Độ năm 2022, sản lượng măng thương phẩm của xã đạt hơn 20.000 tấn, với giá bán dao động từ 5.500 - 6.000 đồng/kg, giá trị thu nhập khoảng 110 tỷ đồng. Hiện nay, 14 điểm thu mua của các doanh nghiệp như công ty TNHH Vạn Đạt và Công ty cổ phần Yên Thành được phân bố tại tất cả các thôn, thuận tiện cho người dân tiêu thụ sản phẩm. Nhờ trồng tre măng Bát độ mà đời sống của nhân dân trong xã đã được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người hiện đã đạt trên 45 triệu đồng/năm.”

Hồng Ca là một xã khó khăn ở huyện Trấn Yên với trên 95% là người dân tộc thiểu số. Đến nay, gần 70% hộ trong xã đã trồng tre, tổng diện tích 1.234 ha, trong đó 1.057 ha tre thời kỳ kinh doanh, tập trung chủ yếu ở các thôn: Hồng Hải, Nam Hồng, Liên Hiệp, Đồng Đình. Đặc biệt hơn, loại cây trồng này đang mở ra hướng thoát nghèo bền vững cho người dân ở các thôn vùng đồng bào dân tộc Mông sinh sống như Hồng Lâu, Khuôn Bổ, Khe Ron, Khe Tiến. 

Ông Hờ A Tính – Bí thư chi bộ thôn Hồng Lâu, xã Hồng Ca cho chia sẻ: "Hiện nay 100% hộ dân trong thôn chúng tôi đã trồng tre măng Bát Độ, cả thôn có hơn 120 ha tre măng, năm nay thời tiết mưa nhiều nên các đồi tre măng mọc rất nhiều và to hơn những năm trước. Bên cạnh đó, giá măng thương phẩm năm nay tăng cao nên bà con rất phấn khởi. Nhờ nguồn thu nhập từ măng nhiều hộ dân trong thôn đã thoát nghèo, nhiều hộ đã vươn lên khá giả. Hơn nữa, việc tập trung mở rộng diện tích ở đây đã góp phần hạn chế được tình trạng du canh, du cư, phá rừng làm nương rẫy.”

(Kỳ 3: 20 năm hành trình đến hạnh phúc)
Nguyễn Thanh Tiến
(Trung tâm TT&VH Trấn Yên)

Tags Tre Bát độ Trấn Yên Yên Bái

Các tin khác
Đoàn viên, thanh niên huyện Mù Cang Chải giúp dân vùng lũ dậy lại nhà cửa

Hậu quả trận mưa lớn kèm lũ quét những ngày đầu tháng 8 là nỗi đau, mất mát không gì bù đắp của người dân vùng tâm lũ Mù Cang Chải, đặc biệt là đồng bào các xã Hồ Bốn, Lao Chải và Khao Mang. Song, cũng chính trong lúc đau thương đã sáng lên câu chuyện tình người giúp nhau qua cơn hoạn nạn.

Bà Trần Thị Bích.

Trong hai ngày 12 và 13/6/2023, Báo Yên Bái đăng tải phóng sự (2 kỳ) với nhan đề “Xung quanh việc bà Trần Thị Bích tổ chức cai nghiện ma túy” của tác giả Lê Xuân Trường. Bài viết đã nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Sau khi bài viết được đăng tải, bà Trần Thị Bích (nhân vật trong bài viết), người tổ chức cai nghiện tại thị xã Nghĩa Lộ có đơn đề nghị gửi Báo Yên Bái.

Măng Bát Độ được người dân xã Kiên Thành thu hoạch, mang bán tại các cơ sở thu mua tập trung.

Tròn 20 năm bén duyên đất Trấn Yên, đến nay, cây tre măng Bát Độ đã phủ xanh những triền đồi, cánh rừng ở các xã vùng cao Hồng Ca, Kiên Thành, Lương Thịnh, Hưng Khánh. Khẳng định được vị thế của mình là cây trồng đa lợi ích cho người dân, cây tre măng Bát Độ đã góp phần đổi thay diện mạo, đưa Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái và các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Hiện nay, những bản làng xa xôi của huyện Mù Cang Chải đang ngày một đổi thay, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt... Đây là minh chứng cho sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự bám sát thực tiễn, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, ý chí, khát vọng vươn lên trong triển khai, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ở nơi vùng cao đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục