Thành phố Yên Bái: Sân chơi nào cho trẻ?

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/6/2011 | 2:55:16 PM

YBĐT - Việc tìm kiếm được những hình thức vui chơi, giải trí bổ ích, an toàn kết hợp với học tập trong dịp hè luôn là ước muốn của hầu hết các em thiếu niên, nhi đồng và các bậc phụ huynh.

Thiếu sân chơi, trẻ em đá bóng ngay trên đường phố gây mất ATGT.
Thiếu sân chơi, trẻ em đá bóng ngay trên đường phố gây mất ATGT.

Em Nguyễn Công Đạt - học sinh lớp 5E, Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học ở tổ 8, phường Nguyễn Thái Học cho biết: “Hè năm nào cháu cũng về sinh hoạt tại NVH của phố. Nhưng vì NHV thì chật chội, nóng bức, các trò chơi và các bài hát mà các anh chị đoàn viên dạy không có gì mới nên chúng cháu chỉ đến điểm danh rồi về”.

Sân chơi thiếu và đơn điệu

 

 Các trang thiết bị của Nhà thiếu nhi tỉnh hoạt động chưa đạt hiệu suất cao.

Chúng tôi có mặt tại Nhà thiếu nhi tỉnh - nơi được coi là điểm vui chơi, giải trí có quy mô lớn nhất tỉnh hiện nay đóng trên địa bàn phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái vào một ngày đầu tháng 6. Khác với những gì chúng tôi tưởng tượng trước khi đến: “chắc thời điểm này Nhà thiếu nhi tỉnh sẽ có rất đông các em nhỏ đến vui chơi, giải trí vì đang trong dịp nghỉ hè", đồng hồ đã điểm gần 11giờ trưa, mà cả khu vui chơi của Nhà thiếu nhi tỉnh lác đác vài em nhỏ đến chơi đu quay, cầu trượt, còn lại các thiết bị phục vụ vui chơi khác thì hầu như “bất động”.

Tìm hiểu nguyên nhân, chị Nguyễn Thị Thu Hiền - Giám đốc Nhà thiếu nhi tỉnh cho biết: “Trước đây, khu vui chơi, giải trí của Nhà thiếu nhi lúc nào cũng rất đông các em đặc biệt vào các dịp lễ, tết, ngày nghỉ, ngày hè. Nhưng hai, ba năm trở lại đây, do cơ sở vật chất và các thiết bị phục vụ vui chơi đều đã xuống cấp, những loại hình vui chơi mới, hiện đại lại không thường xuyên được bổ sung, vì nguồn kinh phí cấp trên cấp còn hạn hẹp đã dẫn đến việc không thu hút được các em đến vui chơi”.

Bên cạnh việc mở các dịch vụ vui chơi, giải trí ngoài trời cho trẻ, Nhà thiếu nhi tỉnh cũng đã mở ra khá nhiều các lớp tập huấn kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, các lớp học ngoại ngữ, tin học và các lớp bồi dưỡng phát triển năng khiếu cho trẻ như: ca, múa, nhạc, họa, khiêu vũ, thể hình... Song, do cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên giảng dạy các bộ môn năng khiếu còn thiếu nên hiện mới chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu của học sinh đến đăng ký tham gia học tập, sinh hoạt hè. Chị Hiền cho biết thêm: “Trung bình trong mỗi dịp hè, Nhà thiếu nhi tỉnh chỉ đáp ứng được nhu cầu học tập cho khoảng 500 - 700 em học sinh, trong khi nhu cầu thực tế đòi hỏi cao gấp hơn rất nhiều lần”.

Hiện nay, cùng với Nhà thiếu nhi tỉnh, Trung tâm Thể dục Thể thao tỉnh cũng là một trong những địa chỉ để các em thiếu niên, nhi đồng có thể đến đăng ký tham gia học các bộ môn thể thao giúp rèn luyện sức khoẻ và vui chơi lành mạnh trong dịp hè như: võ karatedo, võ Vovinam, bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, bóng đá, bóng chuyền....

Tuy nhiên, những khoản đóng góp chi phí cho những môn học này không nhỏ nên hầu như chỉ có các gia đình khá giả mới đủ khả năng cho con tham gia các lớp học nói trên. Còn thì đa số các em phải tự tìm đến những trò chơi tự phát hoặc về tham gia sinh hoạt hè tại các nhà văn hoá thôn, tổ, xã, phường nơi địa bàn sinh sống.

Được biết, hiện tại, 17 xã, phường của thành phố Yên Bái về cơ bản đã có đủ số nhà văn hoá (NVH), nhưng các NVH này vốn được xây dựng để làm nơi sinh hoạt văn hoá của cả cộng đồng, nên vào ban ngày thì thường các em không thể đến đây mà chỉ có thể đến sinh hoạt vào buổi tối.

Thêm vào đó, những NVH này hầu hết đều có diện tích nhỏ, hẹp, không có sân rộng, thiếu trang thiết bị, không có sách báo, đài, ti vi.... và cách thức tổ chức sinh hoạt của các bí thư chi đoàn còn hạn chế, chỉ bó hẹp trong một số nội dung nhất định, lặp đi lặp lại, không tạo được sự phong phú, hấp dẫn nên không thu hút được lứa tuổi măng non.

Em Nguyễn Công Đạt - học sinh lớp 5E, Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học ở tổ 8, phường Nguyễn Thái Học cho biết: “Hè năm nào cháu cũng về sinh hoạt tại NVH của phố. Nhưng vì NHV thì chật chội, nóng bức, các trò chơi và các bài hát mà các anh chị đoàn viên dạy không có gì mới nên chúng cháu chỉ đến điểm danh rồi về”.

Việc tìm kiếm được những hình thức vui chơi, giải trí bổ ích, an toàn kết hợp với học tập trong dịp hè luôn là ước muốn của hầu hết các em thiếu niên, nhi đồng và các bậc phụ huynh. Thế nhưng lâu nay nhu cầu chính đáng này của người dân thành phố Yên Bái chưa được đáp ứng đầy đủ do số tụ điểm vui chơi, giải trí dành cho trẻ vẫn đang còn rất thiếu.
Đối với các NVH đã vậy, nhưng ngay cả ở những công viên lớn của thành phố như: công viên Yên Hoà (phường Nguyễn Thái Học), công viên bờ hồ Km5 (phường Đồng Tâm), vườn hoa phường Hồng Hà là những nơi có diện tích mặt bằng khá rộng để dành cho người đi bộ và trẻ em vui chơi, thì nay cũng đã bị nhiều hộ tư nhân chiếm dụng để buôn bán, kinh doanh hàng quán khiến cho người lớn thì không có chỗ đi bộ, trẻ em thì không có chỗ vui chơi, chạy nhảy nên bất đắc dĩ lòng đường, vỉa hè, ngã ba đường đã trở thành sân chơi của nhiều trẻ nhỏ. Điều này không chỉ gây mất trật tự an toàn giao thông mà còn là mối nguy hiểm đối với các em vì dễ xảy ra tai nạn giao thông.

Những hệ lụy từ việc thiếu sân chơi 

Chính bởi sự nghèo nàn của dịch vụ giải trí và không gian vui chơi cũng là một trong những lý do khiến cho các quán điện tử, internet trên địa bàn thành phố Yên Bái trở nên đông đúc hơn vào mỗi dịp hè.

Theo ước tính, trên địa bàn thành phố Yên Bái hiện có khoảng gần 200 quán Internet. Những đối tượng đến các quán này (cả những ngày thường và ngày hè) phần lớn đều là học sinh độ tuổi từ 10 - 18. Các em đến đây chủ yếu là chơi game và “chát”. Nhiều em vì mải mê với các trò chơi điện tử quên ăn, quên ngủ, khiến cho tinh thần và sức khoẻ đều bị ảnh hưởng, sa sút.

Chị Nguyễn Thị Hằng (phường Minh Tân) kể: “Vợ chồng tôi đi làm cả ngày nên không thể kiểm soát được hết thời gian cháu ở nhà trong những ngày hè. Đến khi thấy cháu cứ ngày càng gầy yếu, xanh xao, tinh thần thì mệt mỏi. Tìm hiểu nguyên nhân mới biết, thì ra cháu toàn tiết kiệm tiền ăn sáng để đi chơi điện tử. Tôi đang cảm thấy rất lo lắng vì chưa biết làm cách nào để “cai” điện tử cho cháu”.

Khác với trường hợp của chị Hằng, vì không tìm được chỗ học tập, vui chơi gần nhà và không có ai trông con, nên chị Nguyễn Thị Mai ở phường Yên Ninh có con đang học tiểu học lại chọn giải pháp cho con đi học thêm tất cả các môn văn hoá ở trường. Thế là, cô bé Lan (con chị Mai) mới 8 tuổi lại “oằn” lưng “cõng” sách tới lớp trong suốt kỳ nghỉ hè. Hiện tại, cách thức mà chị Mai áp dụng với con mình  cũng đang là giải pháp mà rất nhiều các bậc phụ huynh ở thành phố Yên Bái lựa chọn nhằm mục đích quản lý con trong dịp hè khi chưa tìm được các sân chơi bổ ích. Việc làm này đã không chỉ vô hình tạo áp lực học tập cho trẻ mà còn không thể giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

Trước những hệ lụy kéo theo từ việc thiếu sân chơi cho trẻ em trong ngày hè, ngay lúc này, việc tạo dựng thêm các sân chơi bổ ích, lành mạnh để các em thực sự có một kỳ nghỉ hè ý nghĩa là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Song để làm được điều này, thì không chỉ cần có sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức Đoàn - Hội mà còn cần có sự chung tay của cả cộng đồng.

Em Hà Thị Yên Trang: học sinh lớp 8G – Trường THCS Lê Hồng Phong (thành phố Yên Bái): Mong muốn một mùa hè vui tươi, bổ ích

Sau những ngày học tập căng thẳng, em rất muốn khi nghỉ hè về sinh hoạt tại khu phố sẽ được các anh chị đoàn viên thanh niên tổ chức cho đi thăm quan, dã ngoại, đến các điểm văn hoá di tích lịch sử tại địa phương và tham gia các hoạt động thể dục thể thao như: đánh cầu lông, chơi bóng đá, bóng chuyền....

Nếu điều này trở thành hiện thực thì em tin ai cũng thích đi sinh hoạt hè và sẽ có thêm nhiều hứng khởi để bước vào năm học mới.

Chị Phạm Thị Hương: tổ 8, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái: Cần có những khu vui chơi rộng rãi, thoáng mát cho trẻ

Là bậc làm cha làm mẹ ai cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con mình. Vì thế nên, cũng giống như bao người mẹ khác, tôi luôn mong  các con mình vào những ngày hè oi bức sẽ không phải lang thang cùng lũ trẻ trong xóm chơi đùa ở hành lang, vỉa hè đường như hiện giờ mà là được chơi trong những khu vui chơi rộng rãi, thoáng mát với nhiều trò chơi lý thú, bổ ích.

H.O

Các tin khác
Bằng sự vận động của già làng Giàng Nủ Vàng, nhiều thửa ruộng bậc thang ở bản Xéo Mả Pán đã được người người dân khai hoang cấy lúa nước.

YBĐT - Đất nước độc lập, già làng Giàng Nủ Vàng lại cùng với bà con dân bản xây dựng bản làng. Cái bụng của già tốt, lại am hiểu nhiều điều nên dân bản thấy ưng cái bụng và coi già như linh hồn của bản làng.

Nhiều hộ dân đã quên dự án và tiến hành trồng cây ăn quả lâu năm.

YBĐT - Cho mãi đến tháng 3.2011, UBND thị xã Nghĩa Lộ mới lập tờ trình gửi UBND tỉnh Yên Bái và các cơ quan chức năng về việc điều chỉnh quy hoạch Cụm công nghiệp Pú Trạng thành Khu phát triển thương mại, dịch vụ, văn hóa và quỹ đất dân cư.

Làm đường giao thông tại xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu

YBĐT - Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy Yên Bái, diện mạo vùng cao Trạm Tấu có nhiều đổi thay rõ rệt. Song, đồng bào vùng cao ấn tượng nhất, bất ngờ và vui nhất lại là những con đường giao thông liên thôn bản.

Một lớp học may tại Trung tâm giới thiệu việc làm phụ nữ tỉnh.
(Ảnh: Quỳnh Nga)

YBĐT - việc đào tạo và tìm kiếm việc làm của hầu hết lao động nông thôn gặp rất nhiều khó khăn. Đại đa số là lao động ở các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn không có điều kiện để theo học chuyên nghiệp và các lớp đào tạo nghề ở các tỉnh, thành phố lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục