Miền Trung mưa rất lớn, Thủ tướng yêu cầu ứng phó

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/10/2023 | 3:51:49 PM

Khu vực miền Trung từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi tiếp tục có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ban hành công điện ứng phó.

Đợt mưa lớn ở miền Trung có thể gây ngập lụt cho nhiều khu vực dân cư.
Đợt mưa lớn ở miền Trung có thể gây ngập lụt cho nhiều khu vực dân cư.

Đêm qua và sáng sớm nay, 13-10, khu vực miền Trung, ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi tiếp tục có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to. Lượng mưa từ tối qua đến 8 giờ sáng nay có nơi đã trên 200mm, đơn cử như Hồ Kim Sơn (Hà Tĩnh), Tân Lâm (Quảng Bình).

Ngoài miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ cũng mưa rất to. Đáng lo ngại, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, cho biết từ hôm nay đến sáng ngày 15-10, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam vẫn có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 200-350mm, có nơi trên 700mm. Khu vực Nghệ An và Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 50-100mm, có nơi trên 200mm.

Những ngày sau đó, từ 15 đến 16-10 khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi tiếp tục có mưa lớn, lượng mưa 150-300mm, có nơi trên 500mm. Sau ngày 17-10 mưa lớn ở miền Trung còn kéo dài và có diễn biến phức tạp.

Miền Trung đã vào mùa mưa lũ hàng năm. Với dự báo mưa lớn như trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký ban hành công điện của Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó với mưa lũ.

Công điện yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố từ Thanh Hoá đến Quảng Ngãi rà soát, chủ động sơ tán ngay những hộ dân ở khu vực nguy hiểm. Tổ chức canh gác, kiểm soát người và phương tiện qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nguy cơ sạt lở, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại.

Các tỉnh phải có phương án đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh, cơ sở giáo dục tại các khu vực xảy ra ngập lụt và phương án đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập theo cấp báo động.

Các địa phương được yêu cầu hướng dẫn người dân tại các khu vực thường xuyên bị tác động của thiên tai dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm để chủ động đề phòng mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất gây chia cắt cục bộ, kéo dài nhiều ngày.

Phó Thủ tướng giao các Bộ Công Thương, NN&PTNT, TN&MT, GTVT, GD&ĐT Quốc phòng, Công an, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Văn phòng Chính phủ, cơ quan báo chí thực hiện công tác phòng chống thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

(Theo PLO)

Các tin khác
Đường đi vị trí của bão

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực đảo Hải Nam (Trung Quốc).

Đường đi của bão số 4 từ sáng 9/10.

Bão số 4 (bão Koinu) vẫn di chuyển chậm 5km/h, đang trên vùng biển phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Cường độ bão giảm cấp mạnh do tương tác với không khí lạnh.

Dù gặp nhiều khó khăn nhưng ngành đường sắt đã và đang huy động tối đa nhân lực, máy móc phương tiện để khắc phục điểm sạt lở này.

Ngành đường sắt đã huy động khoảng 100 nhân công cùng nhiều máy móc, phương tiện để vật chuyển đá và các vật dụng khác để khắc phục điểm sạt lở này.

Chính quyền địa phương và nhân dân thôn Làng Quạch, xã Ngòi A giúp gia đình em Hoàng Thu Trang lo hậu sự.

Theo thống kê từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh, tính đến 7h ngày 8/10, mưa lũ đã gây ngập lụt, sạt lở đất ở nhiều địa phương, trong đó đã làm 3 người chết ở huyện Văn Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục