Trận động đất có độ lớn 4.0 độ richter vừa xảy ra ở thành phố Hà Nội sáng nay (25/3) gây rung lắc nhẹ, người dân trong khu vực tâm chấn có thể cảm nhận rõ rung lắc.
|
Động đất liên tiếp ở Kon Tum chưa có dấu hiệu giảmĐộng đất liên tiếp ở Kon Tum chưa có dấu hiệu giảm
|
Nhiều ngày gần đây, số trận động đất ở Kon Tum không có dấu hiệu giảm. Sáng nay (18/3), tại đây lại xuất hiện thêm 2 trận động đất liên tiếp, nối dài số trận động đất nhiều kỷ lục tại huyện miền núi Kon Plông.
Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu vừa phát đi thông báo động đất ở Hà Nội. Theo đó, vào lúc 8 giờ 5 phút 35 giây sáng nay, một trận động đất có độ lớn 4.0, độ sâu chấn tiêu khoảng 16km đã xảy ra tại vị trí thuộc huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội. Người dân sống trong khu vực tâm chấn có thể cảm nhận được rung lắc nhẹ từ trận động đất này. Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.
Anh Lê Việt Thắng, nhân viên văn phòng một tòa nhà cao tầng ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, vào khoảng đầu giờ sáng nay, khi các nhân viên công ty anh làm việc đang chuẩn bị bắt đầu công việc thì cảm nhận rõ rung lắc giống như động đất. Mọi người hỏi nhau có chuyện gì, vì nhiều người cảm nhận rõ rung lắc này. Tuy nhiên rung lắc này đi qua rất nhanh, chỉ khoảng 2-3 giây và không gây đổ vỡ đồ đạc hay thiệt hại gì,
PGS.TS Cao Đình Triều, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Địa Vật lý Việt Nam, Viện trưởng Viện Địa Vật lý ứng dụng cho biết, thành phố Hà Nội nằm trong vùng đứt gãy sông Hồng-sông Chảy, nơi đã từng xảy ra các trận động đất có độ lớn từ 5,1-5,5 độ richter. Thông thường, chu kỳ lặp lại động đất mạnh 5,3 độ richter ở thành phố Hà Nội là 1.100 năm và trận động đất mạnh cuối cùng xảy ra cách đây hơn 700 năm (1285).
PGS.TS Cao Đình Triều lưu ý Hà Nội là vùng có nền đất không tốt nên động đất cấp 8 cũng có nguy cơ. Lý do bởi nếu động đất xảy ra ở vùng đứt gãy sông Hồng-sông Chảy (đới động đất này đi qua thành phố Hà Nội) với số liệu tối đa ghi nhận được bằng trạm quan trắc ở cấp độ 6, thì khả năng tác động trong tự nhiên cũng có thể lên tới cấp độ 8. Do vậy trong xây dựng, Hà Nội cần để ý hơn tới câu chuyện kháng chấn đối với các công trình, nhất là đối với công trình dân sinh (như chung cư cao tầng,…) để đảm bảo an toàn cũng như giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra, ảnh hưởng tới người dân.
(Theo SKĐS)
Ngày Khí tượng Thế giới 23/3/2024 được Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) phát động với chủ đề "Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu".
Những năm gần đây tình trạng “bão chồng bão, lũ chồng lũ” ngày càng phổ biến, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng. Dự báo xu thế thiên tai này còn tiếp tục trong thời gian tới. Vì vậy, ngành Khí tượng thủy văn đang tích cực ứng dụng công nghệ trong cảnh báo, dự báo sớm.
Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo hành tinh "trên bờ vực" sau thập kỷ nóng nhất được ghi nhận.
Từ đêm nay và ngày mai (19/3), Yên Bái có mưa rào và dông rải rác (cục bộ mưa vừa mưa to), trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh; trời chuyển rét về đêm và sáng, vùng cao đêm và sáng rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 15-17°C (vùng cao 13- 15°C).