20.740 tỷ đồng đầu tư trạm dừng chân tuyến Bắc – Nam

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/4/2008 | 12:00:00 AM

Đây là tổng giá trị mà Công ty Cổ phần Dịch vụ Công nghiệp ôtô Việt Nam (AAA&Vinamotor) sẽ đầu tư xây dựng 38 trạm dừng chân theo tuyến đường trên.

Ngày 1/4, Công ty AAA&Vinamotor, do Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam và Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA góp vốn thành lập, đã chính thức ra mắt và khởi động dự án náy.

AAA&Vinamotor có nhiệm vụ tổ chức đầu tư, liên kết và khai thác các dịch vụ chất lượng cao của hệ thống trạm dừng chân đường bộ trên phạm vi toàn quốc.

Hệ thống này bao gồm các dịch vụ cao cấp như: Hệ thống xe khách mới 100% đầy đủ tiện nghi từ 29-46 chỗ, bãi đáp trực thăng cứu hộ, siêu thị bán sỉ và lẻ, kho trung chuyển hàng hóa, cảng cạn, khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, trạm xăng, gara đăng kiểm xe cơ giới, cứu hộ giao thông, cứu hộ y tế, ngân hàng, bảo hiểm, khu vui chơi giải trí…

Ông Lê Toàn, Tổng giám đốc AAA & Vinamotor, cho biết hệ thống sẽ bao gồm 38 trạm dừng chân, dọc theo các quốc lộ 1, 6, 8 thuộc 11 tỉnh, thành phố tuyến Bắc - Nam từ Tp.HCM đi Hà Nội; mỗi trạm có diện tích 30ha với khoảng cách 180 km.

Trong giai đoạn 2008-2010, AAA & Vinamotor sẽ xây dựng 11 trạm dừng chân đầu tiên và sẽ xây tiếp 27 trạm còn lại trong giai đoạn 2010-2015.

(Theo Vneconomy)

Các tin khác

Sáng 2/4/2008, thêm một nhà máy thủy điện vừa được khởi công xây dựng - đó là nhà máy Thác Xăng công suất 16MW (gồm 2 tổ máy 8 MW) đóng tại địa bàn xã Hùng Việt, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến đồng ý Bộ Tài chính ứng trước 205 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các địa phương để xử lý các công trình sạt lở cấp bách đang thi công dở dang hoặc đã có đủ thủ tục đầu tư, để triển khai ngay việc bỏ kè hộ chân, hạn chế sạt lở, bảo đảm an toàn đê điều và các công trình phòng, chống lụt bão.

Mô hình đường sắt trên cao tại Hà Nội.

Ngày 31-3, tại Tokyo (Nhật Bản), Bộ Tài chính Việt Nam và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) chính thức ký hiệp định vay vốn để khảo sát, thiết kế kỹ thuật cho dự án đường sắt trên cao tại Hà Nội, đoạn Giáp Bát - Gia Lâm. Dự án sẽ chính thức khởi động từ tháng 4-2008 và dự kiến hoàn thành vào năm 2017.

Ngày 28-3, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước VN và Ngân hàng Thế giới (WB) tại VN đã ký hiệp định viện trợ trị giá 25 triệu USD cho dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ĐBSCL.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục