Khánh thành Cảng hàng không Cần Thơ: Tây Đô gần hơn với Thủ đô

  • Cập nhật: Thứ hai, 5/1/2009 | 12:00:00 AM

Sân bay Cần Thơ đi vào hoạt động đã chính thức mở đường lên trời để vùng đất giàu tiềm năng ĐBSCL vươn ra thế giới và gần hơn với thủ đô Hà Nội.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tham dự lễ khánh thành Cảng hàng không Cần Thơ.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tham dự lễ khánh thành Cảng hàng không Cần Thơ.

 

Sáng 4.1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã cắt băng khánh thành Cảng hàng không Cần Thơ - một công trình trọng điểm ở ĐBSCL, mở ra một cơ hội mới góp phần thúc đẩy sự phát triển của TP.Cần Thơ nói riêng và toàn vùng ĐBSCL nói chung.

Mở đường để vươn ra thế giới

Đúng 10 giờ 40 phút sáng ngày 4.1, chiếc phi cơ A321 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã đưa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo một số bộ, ngành trung ương hạ cánh an toàn xuống Cảng hàng không Cần Thơ. Sau đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức cắt băng khánh thành Cảng hàng không Cần Thơ trước sự chứng kiến của đại diện các bộ, ngành; lãnh đạo các tỉnh, thành ở ĐBSCL, TP.Hồ Chí Minh...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc phải đưa Cảng hàng không Cần Thơ khai thác vào cuối năm 2008, ngày 3.9.2005, Cục Hàng không Việt Nam đã phê duyệt dự án "Cải tạo, nâng cấp đường hạ, cất cánh; đường lăn và sân đỗ máy bay Cảng hàng không Cần Thơ".

Mục tiêu của dự án là xây dựng đường hạ, cất cánh có chiều dài 2.400m, đường lăn, sân đỗ máy bay, đảm bảo tiếp nhận các loại máy bay A320, A321, B737 và tương đương. Sân đỗ máy bay đáp ứng 4 vị trí đỗ máy bay A321 vận hành theo phương thức tự lăn vào, tự lăn ra...

Tổng diện tích sử dụng cho dự án là 85,04ha và tổng vốn đầu tư là 514,47 tỉ đồng. Sau khi cải tạo nâng cấp, Cảng hàng không Cần Thơ đạt tiêu chuẩn tương đương sân bay dân dụng cấp 4D theo tiêu chuẩn ICAO (Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế).

Ngày 4.9.2005, dự án này được chính thức khởi công. Đến tháng 4.2008, TCty Cảng hàng không Việt Nam đã gấp rút xây dựng nhà ga tạm diện tích 2.339m2 cùng với nhà ga, đường hạ, cất cánh và nhiều công trình phụ trợ khác cũng đã hoàn chỉnh và đảm bảo đủ tiêu chuẩn khai thác theo quy định của ICAO.

Ngày 9.3.2008, TCty Cảng hàng không VN đã tiến hành xây dựng nhà ga quốc tế Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, tổng vốn đầu tư khoảng 1.000 tỉ đồng với dự kiến quý II/2010 sẽ hoàn thành. Ngày 22.12.2008, chuyến bay kỹ thuật đầu tiên đã hạ cánh an toàn xuống Cảng hàng không Cần Thơ...

Ông Nguyễn Nguyên Hùng - GĐ Cụm cảng hàng không Miền Nam - cho biết: Đây là lần đầu tiên ở ĐBSCL có cảng hàng không quốc tế Cần Thơ và đặc biệt cảng hàng không này sẽ phục vụ được tất cả các loại máy bay thương mại hạng nặng, đáp ứng lòng mong mỏi bao đời nay của người dân ĐBSCL.
 
Từ nay cầu hàng không sẽ được thiết lập trực tiếp từ Cần Thơ đi Hà Nội, rồi đi các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, hải đảo... và từ quý IV năm 2010 theo sự phát triển của thị trường hàng không sẽ có các đường bay đi các nước Đông Nam AÁ như Singapore, Thái Lan, Campuchia..; đi các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc AÁ như Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan...

Phát biểu tại lễ khánh thành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Cảng hàng không Cần Thơ là một công trình có ý nghĩa rất quan trọng cả về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng, an ninh, đối ngoại... không chỉ đối với TP.Cần Thơ, vùng ĐBSCL và cả nước Việt Nam.

Theo Thủ tướng, việc đưa Cảng hàng không Cần Thơ vào hoạt động là một vận hội mới, động lực mới để TP.Cần Thơ cũng như các tỉnh, thành vùng ĐBSCL phát triển. Do đó, Thủ tướng đề nghị Cần Thơ phải khai thác tối đa lợi thế này để nhanh chóng phát triển Cần Thơ về mọi mặt, xứng đáng là trung tâm kinh tế, khoa học công nghệ, thương mại, dịch vụ và là cửa ngõ, đầu mối giao thương của cả vùng ĐBSCL, đóng góp tích cực vào tiến trình CNH - HĐH của Cần Thơ, vùng ĐBSCL và cả nước.
 
Thủ tướng đề nghị chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, thi công công trình... và TP.Cần Thơ khẩn trương triển khai giai đoạn hai của dự án để sớm đưa Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ vào hoạt động theo đúng kế hoạch vào năm 2010, để Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ có thể đón tiếp các loại máy bay từ các cảng hàng không trong nước và cả các cảng hàng không quốc tế...

Những hành khách đầu tiên xuống Cảng hàng không Cần Thơ.

Tây Đô - thủ đô: Chỉ mất 2 giờ 10 phút!

Ngay trong ngày khánh thành Cảng hàng không Cần Thơ, hai hãng hàng không là Việt Nam Airlines và Jestar Pacific Airlines đã chính thức khai trương đường bay thẳng Hà Nội - Cần Thơ - Hà Nội.

Ông Phạm Ngọc Minh - Tổng GĐ TCty Hàng không Việt Nam - cho biết: Đường bay mới này sẽ được Việt Nam Airlines khai thác hàng ngày trong tuần với tần suất 1 chuyến/ngày bằng máy bay hiện đại, thế hệ mới Airbus 321 có 148 ghế. Trong thời gian tới, Việt Nam Airlines sẽ tiếp tục kế hoạch tăng tần suất bay tới Cần Thơ lên từ 11 đến 14 chuyến/tuần.

Còn ông Lương Hoài Nam - TGĐ Jestar Pacific - cho biết, Jestar Pacific sẽ khai thác với tần suất 4 chuyến /tuần vào các ngày thứ 3,5,7 và chủ nhật và sẽ tăng lên 1 chuyến ngày trong suất tuần khi nhu cầu đi lại giữa Cần Thơ và Hà Nội tăng lên.

Tần suất bay của hai hãng như vậy sẽ rất thuận lợi cho người dân ở Cần Thơ và các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, đặc biệt là các tỉnh phía nam sông Tiền đi Hà Nội. Nếu trước đây, để đi từ Cần Thơ ra Hà Nội, người dân phải đi bằng đường bộ lên TPHCM mất 4 đến 5 giờ đồng hồ với chi phí khoảng 300.000 đồng/người/lượt. Sau đó mới có máy bay bay ra Hà Nội mất thêm gần 2 giờ đồng hồ nữa.

Nay, chỉ cần 2 giờ 10 phút bay là đã ra tới Hà Nội mà giá vé từ Cần Thơ ra Hà Nội cũng chỉ bằng giá vé TPHCM ra Hà Nội nên hành khách vừa tiết kiệm được tiền (khoảng 300.000 đồng/người/lượt), vừa tiết kiệm được thời gian (khoảng 4 đến 5 giờ/lượt)...

Lịch bay của Việt Nam Airlines:

Hà Nội - Cần Thơ - Hà Nội: 1 chuyến/ngày/7 ngày.
Xuất phát từ Hà Nội vào lúc 14 giờ 30 phút.
Xuất phát tại Cần Thơ lúc 17h30.
Giá vé một chiều từ 900.000 đến 1.700.000 đồng.

Lịch bay của Jestar Pacific:

Hà Nội - Cần Thơ - Hà Nội: 4 chuyến/tuần vào các ngày 3,5,7 và chủ nhật.
Xuất phát tại Hà Nội lúc 12 giờ 55 phút với số hiệu là BL 8385.
Xuất phát tại Cần Thơ lúc 15 giờ 45 phút với số hiệu là BL 8386.
Giá rẻ mỗi ngày chỉ từ 550.000 đồng/chặng.

(Theo Lao Động)

Các tin khác
Một phân xưởng của Công ty Sanyo Việt Nam.

Từ kết quả 64,11 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký, vốn giải ngân 11,5 tỉ USD trong cả năm 2008, Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài - ông Phan Hữu Thắng, tự tin khẳng định: Năm 2009 vốn giải ngân FDI của Việt Nam ít ra cũng phải bằng 2008 hoặc cao hơn.

Ngày 29.12 tại Hội nghị tổng kết nhiệm vụ công tác năm 2008 và kế hoạch 2009, Bộ trưởng Bộ TN-MT Phạm Khôi Nguyên cho biết, Bộ đang xây dựng dự án đầu tư nâng cao năng lực dự báo cho lĩnh vực khí tượng thủy văn.

Ngày 29-12, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đã thay mặt Chính phủ Việt Nam ký với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) 3 dự án vay vốn tổng giá trị 60,5 triệu USD.

Vận chuyển ống lò nung phục vụ lắp đặt lò cao trong quý I/2009.

YBĐT - So với kế hoạch đề ra, Dự án Nhà máy Luyện gang thép có tổng vốn đầu tư 1.750 tỷ đồng do Công ty cổ phần Cửu Long Vinashin đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu tiến độ. Nguyên nhân khách quan là có những khó khăn về thời tiết, vốn đầu tư; chủ quan là chủ đầu tư có sự điều chỉnh, mở rộng dự án và quy mô các hạng mục. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án trong điều kiện thuận lợi về thời tiết, giá cả đã bình ổn là yêu cầu mà chủ đầu tư đặt ra với các nhà thầu trong những tháng cuối năm…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục