Hợp long cầu dây võng lớn nhất Việt Nam
- Cập nhật: Thứ năm, 26/2/2009 | 12:00:00 AM
9h30 sáng nay (26.2), cầu Thuận Phước (TP Đà Nẵng) đã chính thức hợp long khi đốt dầm thứ 69 (đốt dầm cuối cùng) được lắp đặt an toàn.
Cầu Thuận Phước nối liền bán đảo Sơn Trà và trung tâm TP Đà Nẵng
|
Cầu Thuận Phước có chiều dài 1.255m nằm ở vị trí cửa biển gồm 2 phần: cầu bê-tông cốt thép dự ứng lực dành cho cầu dẫn phía Thuận Phước và phía Sơn Trà, cầu treo dây võng dành cho phần chính của cầu (655m).
Cầu rộng 18m với 4 làn xe chạy, 2 tháp chính cao 80m. Đây là chiếc cầu treo dây võng 3 nhịp liên tục có khẩu độ lớn nhất Việt Nam (405m), cáp chủ và dầm hộp thép được thi công lao lắp ở độ cao từ 37 - 81m, độ tĩnh không thông thuyền rộng 100m, cao 27m, tổng trọng lượng dầm cầu là 5.200 tấn.
Cầu Thuận Phước bắt đầu khởi công phần cầu dẫn vào tháng 1.2003, phần cầu dây võng vào tháng 10.2003. Và dự kiến sẽ thông xe kỹ thuật vào ngày 29.3.2009, nhân dịp kỷ niệm 34 năm ngày giải phóng TP Đà Nẵng.
Cầu Thuận Phước có ý nghĩa quan trọng trên “con đường di sản - du lịch”, nối liền thánh địa Mỹ Sơn - đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) - Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà (TP Đà Nẵng) và cố đô Huế.
(Theo TNO)
Các tin khác
YBĐT - Năm 2008, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng việc thu hút đầu tư trên địa bàn thành phố Yên Bái vẫn có nhiều chuyển biến tích cực.
YBĐT - Thực hiện nhiệm vụ gắn phát triển kinh tế – xã hội với xây dựng và củng cố quốc phòng – an ninh (QP-AN) trên địa bàn, ngày 21/3/2008, UBND tỉnh Yên Bái có Quyết định số 39/QĐ-UB về đầu tư xây dựng công trình đường bản Chanh, thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ (huyện Văn Chấn) với tổng kinh phí là 1,85 tỷ đồng, bằng nguồn ngân sách Nhà nước được UBND tỉnh giao chỉ tiêu vốn xây dựng cơ bản.
Từ trước tới nay, con đường thuận lợi nhất từ Hà Nội tới Lào Cai là đường sắt. Tuy nhiên, vào giai đoạn cao điểm, tuyến đường sắt này cũng bị quá tải. Dự án đường bộ cao tốc Nội Bài - Lào Cai được phê duyệt không chỉ giúp việc đi lại giữa Hà Nội - Lào Cai thuận lợi mà còn góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là vùng Tây Bắc.
Chính phủ Nhật Bản cam kết nối lại viện trợ cho Việt Nam thông qua việc ký công hàm trao đổi viện trợ phát triển (ODA) cho 4 dự án cơ sở hạ tầng trong năm tài khóa 2008.