7.500 tỷ đồng đầu tư vào khu kinh tế Đồng Đăng
- Cập nhật: Thứ năm, 21/5/2009 | 12:00:00 AM
Hơn 7.500 tỷ đồng đã được các doanh nghiệp cam kết đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn). Cam kết này được đưa ra tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng ngày 20/5/2009.
Một lượng vốn khá lớn được cam kết đổ vào khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn).
|
Cụ thể, có 5 dự án được trao chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký 2.200 tỷ đồng gồm khu trung chuyển hàng hoá, tổng vốn đầu tư 1.900 tỷ đồng; bãi đỗ xe và dịch vụ cửa khẩu Hữu nghị, vốn đầu tư 80 tỷ đồng; chợ Tân Thanh, vốn đầu tư 39 tỷ đồng; bãi đỗ xe vận tải hàng hoá Bảo Lâm, Cao Lộc 35 tỷ đồng và dự án bãi đỗ xe Tân Thanh, 24 tỷ đồng.
Bốn thỏa thuận đầu tư có giá trị 5.400 tỷ đồng gồm dự án nhà máy phong điện Mẫu Sơn và khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Mẫu Sơn, vốn đầu tư 26 triệu USD; dự án Nhiệt điện Na Dương giai đoạn 2, vốn đầu tư 126 triệu USD của Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam (TKV); dự án Nhà máy xi măng Đồng Bành giai đoạn 2 và Dự án do Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho khu kinh tế.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Đầu tư- Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng cam kết cung cấp tín dụng cho 3 dự án của Công ty cổ phần Xi măng Lạng Sơn, Công ty cổ phần Du lịch và Xxuất nhập khẩu Lạng Sơn và Công ty cổ phần Thủy điện Sử Pán 1 với tổng vốn tín dụng cam kết cho các dự án lên tới 600 tỷ đồng.
Đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng ngoài tận dụng các lợi thế của một địa bàn biên giới với nhiều cửa khẩu thông thương với Trung Quốc, khai thác các thế mạnh của Lạng Sơn, các dự án đầu tư còn được hưởng các ưu đãi tối đa áp dụng cho các địa bàn kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.
(Theo VietNamNet)
Các tin khác
Ngày 20/5, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã ký thỏa thuận tài chính với 8 ngân hàng của Việt Nam, nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại.
Cầu Phú Mỹ, một trong những cây cầu dây văng lớn nhất, hiện đại nhất Việt Nam hợp long vào chiều 19/5, vượt tiến độ 4 tháng.
Đây là phòng thí nghiệm dioxin có trình độ kỹ thuật ngang tầm khu vực và quốc tế. Phòng thí nghiệm dioxin có trách nhiệm phục vụ công tác nghiên cứu và khắc phục hậu quả của các chất hữu cơ chậm phân huỷ khác gây ô nhiễm môi trường.
Tại lễ kỷ niệm 15 năm xây dựng, phát triển và đón nhận Huân chương Lao động hạng ba của Ban Quản lý các dự án đường sắt (RPMU) - Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam vào ngày 15-5, Giám đốc RPMU Trần Văn Lục cho biết: RPMU đã hoàn thành đầu tư và đưa vào sử dụng 7 dự án với tổng mức đầu tư hơn 3.682 tỷ đồng.