Yên Bái: Thu hút đầu tư biến tiềm năng thành lợi thế

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/10/2010 | 2:39:02 PM

YBĐT - Từ thực hiện đồng bộ các giải pháp và chính sách thu hút đầu tư mà tổng vốn đầu tư phát triển 5 năm (2005 - 2010) của Yên Bái đạt 17.361 tỷ đồng, bằng 133,5% mục tiêu kế hoạch Việc nhiều nhà đầu tư đến với Yên Bái để sản xuất, kinh doanh và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng...

Thành phố Yên Bái tạo nhiều cơ chế thông thoáng cho những doanh nghiệp sản xuất tại khu công nghiệp Đầm Hồng.
Thành phố Yên Bái tạo nhiều cơ chế thông thoáng cho những doanh nghiệp sản xuất tại khu công nghiệp Đầm Hồng.

Không chỉ chứng tỏ chính sách thu hút của  tỉnh  đã  từng bước phù hợp, mà còn làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt của tỉnh, góp phần làm tăng trưởng và chuyển dịch kinh tế Yên Bái đạt mức tăng trưởng trên 13%; nâng thu nhập bình quân đầu người đạt 10,75 triệu đồng, tạo việc làm cho trên 17 ngàn lao động, mỗi năm giảm trên 4% số hộ nghèo, thu ngân sách đạt trên 600 tỷ đồng...

Đáng mừng là cơ cấu nguồn vốn thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng ngân sách Nhà nước, tăng tỷ trọng vốn tín dụng và các thành phần kinh tế. Trong tổng số nguồn vốn đầu tư phát triển, vốn ngân sách Nhà nước giảm còn 29,94%, vốn của nhân dân và tư nhân tăng lên 22,23%, vốn tín dụng đầu tư là 20,69%...

Các nguồn vốn đầu tư đã tập trung cho các ngành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh đó là đầu tư lĩnh vực nông, lâm nghiệp 8,67%, công nghiệp xây dựng 37,76%, dịch vụ 53,57%. Từ các chính sách thu hút, đã có 184 dự án sản xuất kinh doanh đầu tư trên địa bàn với tổng vốn đăng ký 11.565 tỷ đồng.

Lãnh đạo thành phố Yên Bái kiểm tra tình hình sản xuất tại Công ty cổ phần chế biến lâm sản. (Ảnh: Quang Thiều) 

 Do đẩy mạnh kinh tế đối ngoại nên đã có 15 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư trên địa bàn với tổng vốn đăng ký kinh doanh là 42 triệu USD.

Những dự án này đã tạo việc làm trực tiếp cho 400 lao động và hàng trăm lao động gián tiếp khác. Bên cạnh đó, một số công trình cơ sở hạ tầng đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ODA  hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.

Nhờ thực hiện tốt các cơ chế khuyến khích đầu tư, đến nay toàn tỉnh đã có 1.012 doanh nghiệp, 330 hợp tác xã và 16.238 hộ kinh doanh cá thể  hoạt động đầu tư trong các lĩnh vực. Chính từ sự phát triển của các nguồn lực đầu tư đã góp phần để kinh tế Yên Bái đã phát triển nhanh và chuyển dịch đúng hướng.

Một góc khu sản xuất của Công ty liên doanh đá vôi Yên Bái - Ban pu (YBB).

Cụ thể, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp năm sau cao hơn năm trước: năm 2005 đạt 1.297,45 tỷ đồng, năm 2009 đạt 1615 tỷ đồng và dự ước năm 2010 đạt 1707 tỷ đồng; bình quân  tăng 5,64% năm, cao hơn 0,14% so với mục tiêu đề ra. Đã có 37 dự án  đầu tư sản xuất nông lâm nghiệp, qua đó đã góp phần hình thành  các vùng sản xuất tập trung như vùng chè, vùng sắn, vùng cây nguyên liệu giấy, vùng lúa chất lượng cao...

Một số dự án quy hoạch phát triển các cây công nghiệp mũi nhọn gắn với công nghiệp chế biến đã được thực hiện. Qua ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ rừng trồng, chính sách hỗ trợ ưu đãi  thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư kết hợp với thực hiện công tác rà soát 3 loại rừng và thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ phát triển rừng nên chỉ tiêu trồng rừng hiện có đều tăng, giá trị sản xuất tăng bình quân 6,42%/năm. Năm 2005, tổng diện tích rừng đạt 353.812 ha, năm 2009 đạt 401.862 ha, năm 2010 dự ước đạt 407.752 ha; tỷ lệ che phủ rừng năm 2010 đạt 61%.

Cùng với lĩnh vực nông lâm, thông qua các chương trình dự án như: hỗ trợ chăn nuôi trâu bò theo hướng bán công nghiệp, hỗ trợ chăn nuôi bò cho các hộ nghèo, dự án cải tạo đàn bò... mà chăn nuôi đã phát triển theo hướng tập trung, theo phương pháp công nghiệp và bán công nghiệp; quy mô đàn gia súc tăng về số lượng và chất lượng. Tổng đàn gia súc chính bình quân 5 năm qua tăng 4,33%, năm 2005 là 483.686 con, năm 2009 đạt 569.243 con, dự ước năm 2010 đạt 597.800 con.

Chăn nuôi bò bán công nghiệp ở Trấn Yên. (Ảnh: Linh Chi)

Xác định là khâu mũi nhọn đột phá trong phát triển kinh tế, tỉnh đã có nhiều chính sách thu hút đầu tư tạo đà phấn khởi cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân tham gia vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Đã có 147 dự án sản xuất công nghiệp và các lĩnh vực khác, sản xuất công nghiệp trên địa bàn đã tập trung vào các lĩnh vực có tiềm năng như: chế biến nông, lâm sản, khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển thủy điện...

Một số dự án sản xuất công nghiệp có quy mô đầu tư khá hoàn thành từng bước phát huy năng lực góp phần tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp như dự án sản xuất xi măng, chế biến đá vôi trắng... đã đưa tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp bình quân 5 năm đạt 18,53%, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 dự ước đạt 3.000 tỷ đồng, với tốc độ bình quân tăng 23,09%/năm.

Là lĩnh vực chiếm tỷ trọng đầu tư lớn, vì vậy thương mại - dịch vụ đã có bước phát triển, chất lượng các dịch vụ đã được tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành thương mại, dịch vụ bình quân đạt 14,28%/năm.

Giá trị sản xuất dịch vụ năm 2010 dự ước đạt 2.059 tỷ đồng, bình quân 5 năm tăng 15%/năm; tổng mức hàng hóa bán lẻ năm 2010 đạt 4500 tỷ đồng. Trong đó, hệ thống chợ được đầu tư xây dựng, thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa, Yên Bái đã hình thành các trung tâm thương mại, của hàng tự chọn với 105 chợ, tăng 17 chợ so với năm 2005, có 50 chợ kiên cố, 20 chợ bán kiên cố...

Tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển, thực hiện có hiệu quả phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, qua nhiệm kỳ Yên Bái đã huy động được nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Đã cải tạo nâng cấp được 143 km đường thuộc quốc lộ 37, 32 C và 32 qua địa bàn; mở mới, nâng cấp 148 km đường tỉnh, xây dựng cầu Trái Hút vượt sông Hồng; hoàn thành xây dựng đường Nguyễn Tất Thành và nâng cấp nhiều tuyến đường đô thị; mở mới nâng cấp trên 1.500 km đường liên xã, liên thôn bản...; xây dựng, sửa chữa, nâng cấp 471 công trình thủy lợi, đảm bảo tưới tiêu ổn định 75% diện tích lúa. Hệ thống hạ tầng giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

 Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả trong thu hút đầu tư phát triển, tuy nhiên với tiềm năng thế mạnh sẵn có thì nguồn lực đầu tư vào Yên Bái vẫn chưa tương xứng; chúng ta chưa thu hút được những nhà đầu tư có khả năng về vốn, về công nghệ...

Bên cạnh đó, mặc dù cơ cấu vốn đầu tư vốn ngân sách Nhà nước tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao (29,94%); sản xuất chưa phát triển mạnh nên các nguồn vốn tín dụng đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn của doanh nghiệp còn chiếm tỷ lệ thấp (20,69%, 1,41% và 3,88%). Nhu cầu đầu tư rất lớn so với khả năng cân đối trong khi nguồn vốn ngân sách Nhà nước hạn hẹp nên vẫn còn tình trạng dầu tư dàn trải và thiếu đồng bộ...

Mục tiêu 5 năm tới là xây dựng Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực Tây Bắc do đó, việc kêu gọi thu hút đầu tư là rất cần thiết. Vì vậy bên cạnh việc tiếp tục thực hiện tốt cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, thực hiện nhất quán chính sách đầu tư; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp...; chúng ta phải đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng nhất là đường giao thông; xây dựng các khu, cụm công nghiệp để các nhà đầu tư vào đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Cần khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh như chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp, chế biến khoáng sản... với sự đầu tư sâu, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của nhà đầu tư cũng như phục vụ nhu cầu phát triển.

Cần đẩy mạnh công tác kinh tế đối ngoại, có chính sách cụ thể thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài thông qua hoàn thiện môi trường pháp lý, môi trường hoạt động thuận lợi cho các hoạt động của tổ chức phi chính phủ...đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác với các tỉnh bạn.

Bên cạnh thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia, trong đầu tư xây dựng cần lựa chọn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm tránh dàn trải để các dự án phát huy hiệu quả cao nhất v.v...

Biến tiềm năng thành lợi thế, thực hiện các cơ chế, chính sách phù hợp để các nhà đầu tư phát huy hết tiềm năng của sẵn có. Có như vậy, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chúng ta  thực hiện thành công.

Nguyễn Đình

Các tin khác
Tâm chấn trận động đất chiều nay ở Tuyên Quang. (Ảnh: TPO)

Chiều 27/4, Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thông tin về trận động đất có độ lớn 4.0 đã xảy ra tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

Ảnh minh họa

Những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đáng lưu ý nhất vẫn là tình trạng nắng nóng. Đặc biệt, từ nay cho đến tháng 6, Bắc Bộ xuất hiện các hiện tượng dông mạnh kèm lốc, sét, mưa đá, có khả năng xuất hiện nhiều nhất trong năm.

Một dòng chảy trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ cạn trơ đáy do lâu ngày không có mưa và việc duy trì dòng chảy tối thiểu của các nhà máy thủy điện không đảm bảo

Trong thời gian qua, do thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít dẫn đến mực nước nhiều sông, suối và hồ, đập trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có thị xã Nghĩa Lộ xuống thấp gây khó khăn trong việc dẫn nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp. Một số xã, phường của thị xã đã xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước.

Ảnh minh họa.

Tối 25/4, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành Công văn số 154/VPTT đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường bảo đảm an toàn về người trong hoạt động giao thông thủy trong mùa mưa bão.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục