Chương trình 135 (giai đoạn II) ở Yên Bái: Thêm động lực làm nên diện mạo mới

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/10/2010 | 2:32:20 PM

YBĐT - Chương trình 135 (giai đoạn II) ở tỉnh Yên Bái triển khai đạt nhiều kết quả tích cực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn trong tỉnh.

Một lớp đào tạo nghề cho thanh niên người dân tộc thiểu số ở Văn Chấn.
Một lớp đào tạo nghề cho thanh niên người dân tộc thiểu số ở Văn Chấn.

Nguồn vốn phân bổ cả giai đoạn trên 456 tỷ đồng giải ngân đúng địa chỉ, kế hoạch, tạo nên năng lực mới cho chính quyền cũng như người dân trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo và bền vững...

Nguồn lực đầu tư của Nhà nước với sự tham gia dân chủ của người dân từ chủ trương đầu tư, thực hiện, giám sát đã tạo nên diện mạo mới cho vùng cao. Cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng, người dân được hỗ trợ sản xuất và đào tạo nghề, hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống; năng lực cấp xã được nâng lên. Nguồn vốn phân bổ cả giai đoạn trên 456 tỷ đồng giải ngân đúng địa chỉ, kế hoạch, tạo nên năng lực mới cho chính quyền cũng như người dân trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo và bền vững...

Chỉ đạo tập trung, tăng cường phân cấp

Chương trình 135 (giai đoạn II) tỉnh Yên Bái có 65 xã và 157 thôn bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc 45 xã của 8 huyện, thị tham gia, thụ hưởng. UBND tỉnh Yên Bái đã kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình 135 cấp tỉnh và giao cho Ban Dân tộc tỉnh làm cơ quan thường trực. Ban chỉ đạo (BCĐ) đã ban hành các quyết định về khung lộ trình thực hiện, tiêu chí phân loại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi theo điều kiện, trình độ phát triển; quy định việc thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng các công trình xây dựng trên địa bàn các xã, thôn, bản ĐBKK; định mức hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất, hỗ trợ giống cây trồng, mô hình sản xuất, vật tư, chế biến bảo quản nông sản...

Tỉnh đã triển khai tập huấn, phổ biến các văn bản của Chương trình cho thành viên BCĐ tỉnh, huyện và các ban, ngành, đoàn thể có liên quan; thường xuyên tăng cường hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý, nắm thông tin, trao đổi tình hình hai chiều, giải quyết kịp thời những tồn tại của cơ sở. Cấp huyện, đã triển khai tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cơ chế quản lý cho các ngành thành viên BCĐ huyện, cán bộ xã, thôn, bản và cộng đồng; rà soát và xét các xã hoàn thành mục tiêu đưa ra khỏi diện đầu tư của Chương trình, phân xếp loại lại khu vực cho phù hợp với các xã, thôn, bản ĐBKK tiếp tục đề nghị Chính phủ đưa vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II.

 Thực hiện phân cấp quản lý, UBND tỉnh đã phân cấp cho UBND cấp huyện phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc hợp phần xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu; phân cấp cho UBND xã làm chủ đầu tư (dự án xây dựng cơ sở hạ tầng) một số công trình, hạng mục công trình có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản để thích ứng với cơ chế quản lý của chương trình. Năm 2008, có 53 xã được phân cấp làm chủ đầu tư.

 Năm 2009 và 2010, tỉnh đã giao cho xã làm chủ đầu tư các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu của các thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc các xã vùng II, hỗ trợ các dịch vụ cải thiện, nâng cao đời sống, trợ giúp pháp lý, nâng cao nhận thức pháp luật và vốn duy tu, bảo dưỡng các công trình sau đầu tư.

Phát huy dân chủ, nâng cao năng lực cho cấp xã, thôn, bản và cộng đồng

Nguyên tắc dân chủ, công khai từ cơ sở, theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được phát huy. Như dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thực hiện tại các xã, thôn, bản ĐBKK - các hộ bình xét và tự quyết định lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện canh tác, sản xuất của gia đình và của địa phương. Qua 4 năm, Chương trình đã hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho 25.749 lượt hộ, kinh phí trên 12,5 tỷ đồng, đạt 98,4% kế hoạch; hỗ trợ máy móc thiết bị cho 12.872 lượt hộ, kinh phí 16.254 triệu đồng đạt 89,05% kế hoạch; hỗ trợ xây dựng 183 mô hình, tổng kinh phí là 4.608,16 triệu đồng, đạt 98% kế hoạch. Hết năm 2009, số lượng hộ nghèo được bình xét thụ hưởng là 68.447 lượt hộ.

Với dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, các công trình xây dựng do người dân quyết định, chọn lựa. Nét mới là tỉnh đã giao thí điểm một số công trình có quy mô nhỏ cho UBND xã làm chủ đầu tư. Tính riêng công trình đầu tư tại thôn, bản, từ năm 2006 - 2009 đã đầu tư được 89 km đường, xây dựng 16 công trình cầu cống, ngầm, sửa chữa, làm mới kênh mương, đập giữ nước 14 công trình phục vụ nước tưới cho 130 ha ruộng, đầu tư 18 công trình điện; xây dựng 44 nhà sinh hoạt cộng đồng...

Các công trình đầu tư tại xã, đã đầu tư 172 km đường, xây dựng 28 công trình cầu cống, ngầm; sửa chữa, làm mới kênh mương, đập giữ nước 60 công trình, đầu tư 23 công trình điện, xây dựng16 công trình với 45 phòng học và nhà ở cho giáo viên và học sinh...

Nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện của cấp xã, cán bộ thôn, bản và cộng đồng, Ban Dân tộc tỉnh đã hướng dẫn lựa chọn các chuyên đề để biên soạn, đưa vào chương trình tập huấn phù hợp với các địa phương. Riêng các lớp tập trung ở tỉnh, Ban Dân tộc làm chủ đầu tư chịu trách nhiệm hợp đồng với các trường chuyên nghiệp biên soạn tài liệu, mở lớp theo các nội dung đào tạo phù hợp với từng chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng. Bộ tài liệu theo Quyết định số 04/2007/QĐ-UBDT ngày 19/7/2007 của Uỷ ban Dân tộc được hoàn thiện và đưa vào phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cho các huyện. Ban dân tộc tỉnh xây dựng và hoàn chỉnh một số chuyên đề thuộc trách nhiệm của địa phương.

Từ năm 2006 - 2009, tổ chức 488 lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ xã, thôn, bản và cộng đồng với 25.187 lượt học viên tham gia; cán bộ xã, thôn, bản 142 lớp/7.450 học viên; nâng cao năng lực cộng đồng 321 lớp /16.970 học viên; đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số độ tuổi 16-25 được 25 lớp/767 học viên. Ban chỉ đạo các cấp và cơ quan thường trực của tỉnh phối hợp với Trường Cao đẳng Nghề, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh mở các lớp sơ cấp kỹ thuật nông, lâm nghiệp; đào tạo y tá thôn, bản; đào tạo sơ cấp điện; nghiệp vụ cán bộ phụ trách giao thông xã.

Các huyện phối hợp với Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề địa phương mở các lớp dạy nghề cho 767 lượt thanh niên là người dân tộc thiểu số với các nghề phù hợp với điều kiện của địa phương và có trong danh mục dạy nghề của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Góp phần giảm nghèo nhanh

Chương trình 135 (giai đoạn II) triển khai đạt nhiều kết quả tích cực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các xã ĐBKK. Kết cấu hạ tầng thiết yếu phát huy hiệu quả sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc giao thương buôn bán, tăng diện tích khai hoang ruộng nước làm thay đổi đời sống người dân nông thôn các xã vùng ĐBKK. 100% số xã có đường giao thông đến trung tâm (đi lại trong các mùa đạt 65%); trên 50% số thôn, bản có đường xe máy đến trung tâm; các công trình thuỷ lợi đảm bảo tưới nước ổn định cho trên 75 % diện tích ruộng nước; trên 70% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội trong vùng không ngừng được củng cố và phát triển, Chương trình đã góp phần làm giảm tỷ lệ nghèo toàn tỉnh hàng năm trên 3%. Các xã đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; công tác y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao.

Tình hình cấp phát, huy động vốn 
Chương trình 135 (giai đoạn II)

- Cấp phát, huy động vốn: Tổng số vốn Trung ương phân bổ về địa phương từ năm 2006 đến năm 2010 là 456.034,9 triệu đồng.

+  Từ năm 2006 - 2009 là 329.279,9 triệu đồng, gồm: Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất 45.947 triệu đồng; Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng 216.966 triệu đồng; Dự án Đào tạo 14.813 triệu đồng; Dự án hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân 42.277,9 triệu đồng; Duy tu bảo dưỡng công trình sau đầu tư 8.560 triệu đồng; Kinh phí quản lý chỉ đạo 776 triệu đồng

+  Số vốn phân bổ năm 2010 là 126.755 triệu đồng, trong đó: Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất: 25.450 triệu đồng; Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng: 89.200 triệu đồng; Dự án đào tạo: 5.745 triệu đồng; Dự án hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân: 400 triệu đồng. Duy tu bảo dưỡng công trình sau đầu tư: 5.326 triệu đồng; Kinh phí quản lý chỉ đạo: 634 triệu đồng.

Tuấn Anh

Các tin khác
Tâm chấn trận động đất chiều nay ở Tuyên Quang. (Ảnh: TPO)

Chiều 27/4, Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thông tin về trận động đất có độ lớn 4.0 đã xảy ra tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

Ảnh minh họa

Những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đáng lưu ý nhất vẫn là tình trạng nắng nóng. Đặc biệt, từ nay cho đến tháng 6, Bắc Bộ xuất hiện các hiện tượng dông mạnh kèm lốc, sét, mưa đá, có khả năng xuất hiện nhiều nhất trong năm.

Một dòng chảy trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ cạn trơ đáy do lâu ngày không có mưa và việc duy trì dòng chảy tối thiểu của các nhà máy thủy điện không đảm bảo

Trong thời gian qua, do thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít dẫn đến mực nước nhiều sông, suối và hồ, đập trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có thị xã Nghĩa Lộ xuống thấp gây khó khăn trong việc dẫn nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp. Một số xã, phường của thị xã đã xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước.

Ảnh minh họa.

Tối 25/4, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành Công văn số 154/VPTT đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường bảo đảm an toàn về người trong hoạt động giao thông thủy trong mùa mưa bão.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục