Các khu công nghiệp tạo nên diện mạo của công nghiệp Yên Bái
- Cập nhật: Thứ tư, 24/11/2010 | 4:39:54 PM
YBĐT - Mặc dù còn nhiều khó khăn trong đầu tư phát triển, nhưng trong những năm qua, tỉnh Yên Bái vẫn ưu tiên nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng để thu hút nhà đầu tư và các khu công nghiệp.
Sơ đồ Khu công nghiệp phía Nam tỉnh Yên Bái.
|
Thông tin liên quan: Yên Bái: Công nghiệp đột phá để đưa nền kinh tế phát triển Yên Bái: Khởi công hai nhà máy trước thềm Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII
Theo Ban quản lý các khu công nghiệp của tỉnh, đến nay UBND tỉnh Yên Bái đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 5 khu công nghiệp với diện tích 925,1 ha, trong đó có 3 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đưa vào hệ thống các khu công nghiệp quốc gia với tổng diện tích 632 ha. Trong đó Khu công nghiệp phía nam có diện tích 400 ha, Khu công nghiệp Minh Quân 112 ha và Khu công nghiệp Âu Lâu 120 ha.
Trừ Khu công nghiệp Mông Sơn thuộc địa bàn xã Mông Sơn huyện Yên Bình, 4 khu công nghiệp còn lại đều nằm dọc hai bên bờ sông Hồng. Một bên là tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, bên kia sông sẽ hình thành đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai trong những năm tới đây. Các khu công nghiệp của Yên Bái đã thể hiện ưu thế của vị trí hết sức quan trọng cho hoạt động vận tải cả bằng đường bộ, đường sắt và đường thủy theo dòng sông Hồng.
Thuận lợi đó cùng với tiềm năng khoáng sản quý, các khu công nghiệp đã bước đầu thu hút đáng kể số lượng đáng kể nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đến với Yên Bái. Một số dự án sản xuất có hiệu quả, giải quyết nhiều việc làm cho lao động địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH - HĐH.
Khu công nghiệp phía nam gồm 3 khu A, B, C là nơi thu hút số lượng lớn nhà đầu tư của tỉnh, riêng khu A đã đón được 15 nhà đầu tư với tổng vốn gần 1.800 tỷ đồng. Trong số này có 4 dự án đã đi vào sản xuất hiệu quả là; 4 dự án đang xây dựng cơ bản với tổng vốn đầu tư gần 800 tỷ đồng, đáng kể là sự đầu tư cho Nhà máy sản xuất hạt nhựa CaCO3 công suất 4.800 tấn sản phẩm/năm của Công ty Cổ phần nhựa và Khoáng sản An Phát Yên Bái, Nhà máy chế biến đá vôi trắng của Công ty phát triển số 1 Hải Dương công suất 250.000 tấn sản phẩm/năm, Nhà máy chế biến gỗ công nghiệp Yên Bái với tổng vốn đầu tư là 410 tỷ đồng; công suất 100.000m3 sản phẩm/năm của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Yên Bái .
Ngoài ra, còn một số dự án đã đăng ký đầu tư vào vào khu A có tổng vốn đầu tư lớn theo hướng chế biến sâu, gắn vùng nguyên liệu với nhà máy và giải quyết nhiều việc làm, tăng thu nhập cho ngân sách địa phương. Có thể kể đến sự đầu tư của Công ty cổ phần nhân lực và thương mại Vinaconex, Công ty cổ phần Vinavico, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghiệp sông Hồng, Công ty cổ phầm Simco-Fansipan.
Ngoài Khu công nghiệp phía nam, Khu công nghiệp Minh Quân đang trong giai đoàn hình thành nhưng đã có sự tham gia của 2 nhà đầu tư, đó là Công ty TNHH công nghiệp Giấy miền Bắc với Nhà máy công suất 20.000 tấn năm vừa được khởi công và Công ty cổ phần năng lượng xanh toàn cầu sẽ đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất Ethanol có tổng vốn 1.400 tỷ đồng.
Khu công nghiệp Bắc Văn Yên cũng đã thu hút 3 nhà đầu tư với các dự án sản xuất tinh bột sắn, tinh dầu quế, ván ép, giấy đế… Khu công nghiệp Âu Lâu và Mông Sơn đang đẩy mạnh việc huy động vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng.
Ông Hoàng Công Hà - Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Yên Bái: |
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII đã xác định: Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, là khâu đột phá để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Ưu tiên quy hoạch và đầu tư xây dựng một số khu kinh tế, đồng thời tập trung xây dựng các khu, cụm công nghiệp, phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 đạt 7.400 tỷ đồng trở lên. Như vậy, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ phải trở thành động lực cho sự phát triển, tạo nên diện mạo công nghiệp trong nền kinh tế Yên Bái.
Tháng 12/2010, Diễn đàn xúc tiến đầu tư vào các tỉnh Tây Bắc sẽ diễn ra tại Yên Bái. Đây là dịp để nhà đầu tư hiểu biết sâu hơn về một tỉnh miền núi với những vị trí thuận lợi và tiềm năng to lớn cho phát triển công nghiệp. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ trở thành nơi để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư hiệu quả, góp phần cùng Yên Bái và các tỉnh trong khu vực vững bước đi lên.
Quang Tuấn
Các tin khác
Tỉnh Điện Biên giàu tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch, ngoài quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ, ở đây còn vốn văn hóa phi vật thể của 21 dân tộc anh em chung sống, mỗi dân tộc đều có sắc thái văn hóa riêng, đa dạng và phong phú. Đó là lợi thế để tạo nên nét đặc trưng của Điện Biên về du lịch lịch sử - văn hóa.
YBĐT - Xác định công nghiệp là khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh và huyện sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh, đó là ý kiến phát biểu chỉ đạo của đồng chí Phạm Duy Cường - Phó bí thư Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái.
Ngày 15-11, Bộ Kế hoạch - đầu tư phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Bắc tổ chức buổi họp báo công bố việc tổ chức Diễn đàn xúc tiến đầu tư vào các tỉnh Tây Bắc năm 2010.
YBĐT - Chương trình 135 giai đoạn II được triển khai thực hiện từ năm 2006 đến 2010 theo Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế -xã hội các xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010.