6 giải pháp để thực hiện hiệu quả nguồn lực đầu tư, hỗ trợ vùng ĐBKK

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/11/2010 | 9:19:53 AM

YBĐT - Chương trình 135 giai đoạn II được triển khai thực hiện từ năm 2006 đến 2010 theo Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế -xã hội các xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010.

Ông Hoàng Trung Năng - Trưởng ban Dân tộc tỉnh (thứ ba, trái sang) trao đổi với cán bộ cơ sở về Chương trình 135 ở Văn Chấn.
Ông Hoàng Trung Năng - Trưởng ban Dân tộc tỉnh (thứ ba, trái sang) trao đổi với cán bộ cơ sở về Chương trình 135 ở Văn Chấn.

Qua 5 năm thực hiện dưới sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, các bộ ngành trung ương, của Tỉnh uỷ- HĐND- UBND và các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh, Chương trình 135 (giai đoạn II) tại tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, bộ mặt nông thôn miền núi có sự  thay đổi toàn diện góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và xoá đói giảm nghèo ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh.

Biểu hiện rõ rệt trên một số mặt cơ bản là: giảm tỷ lệ hộ nghèo tại các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn từ 59,4 % năm 2006 xuống còn 29,8 % năm 2010 ( theo Quyết định số 170/2005/QĐ-T.Tg của Thủ tướng Chính phủ). Số hộ có thu nhập bình quân đầu người trên 3,5 triệu đồng/ năm đến năm 2010 đạt 80%.

Tỷ lệ xã có đường giao thông cho xe cơ giới (xe máy trở lên) từ trung tâm xã đến thôn, bản đạt 85 %. Tỷ lệ xã có công trình thủy lợi nhỏ đạt trên 90%, bảo đảm năng lực tưới khoảng 70 % diện tích ruộng 2 vụ lúa. Tỷ lệ xã có trường, lớp học kiên cố, bán kiên cố đạt 90%, nhà sinh hoạt cộng đồng đạt 49 %. Tỷ lệ xã có trạm y tế kiên cố đúng tiêu chuẩn đạt 70%.

Tỷ lệ xã có điện đạt 95,4%; Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện đạt 68%. Tỷ lệ  hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 77 %. 100% người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý được trợ giúp miễn phí.

5 năm qua, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Phong trào Quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được phát động và duy trì thường xuyên. Do làm tốt công tác giáo dục tuyên truyền nên đồng bào các dân tộc đã nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, không bị các luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động lừa bịp...

Để thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về  dân tộc nói chung, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình 135 giai đoạn III (theo dự kiến) nói riêng, thời gian tới cần quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt một số giải pháp cụ thể như sau:

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị về vị trí, nhiệm vụ của Chương trình 135, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong thực hiện chương trình 135 và chính sách dân tộc khác.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách về chương trình 135 tới đồng bào vùng dân tộc cần phải được tăng cường, phát huy rộng khắp và quan tâm đúng mức với phương pháp và hình thức phù hợp. Động viên, sử dụng người có uy tín, già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ trong việc tuyên truyền vận động và triển khai thực hiện chương trình và chính sách dân tộc ở cơ sở để cho cán bộ công chức cũng như đối tượng là người dân hiểu, tích cực hưởng ứng, tham gia, thực hiện các nhiệm vụ của chương trình.

- Công tác qui hoạch phải đi trước một bước đảm bảo phù hợp với lợi thế về điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán, xuất phát từ đòi hỏi thực tế và có sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân ngay từ khâu qui hoạch và lập kế hoạch hàng năm.

- Trong chỉ đạo và thực hiện phải nêu cao tinh thần trách nhiệm của từng thành viên Ban chỉ đạo của cấp tỉnh, cấp huyện. Trong đó đặc biệt là Ban quản lý cấp xã trong việc tham mưu, tư vấn và tổ chức thực hiện. Kịp thời phát hiện những phát sinh, vướng mắc để có điều chỉnh giải quyết cho sát với thực tế đặt ra.

- Hàng năm, cần làm tốt công tác sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá kết quả thực hiện so với mục tiêu, lộ trình thực hiện của Chương trình, thấy được những ưu khuyết điểm và tìm ra được những biện pháp khắc phục, giải pháp thực hiện nhằm đạt kết quả cao trong  triển khai thực hiện chương trình. Khen thưởng, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích trong tham gia quản lý chỉ đạo cũng như đóng góp cho chương trình tạo động lực tốt cho việc hoàn thành những mục tiêu của Chương trình đã đề ra.

- Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác Dân tộc từ tỉnh đến cơ sở, bố trí đội ngũ cán bộ có tâm huyết, có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu đòi hỏi và có chính sách ưu đãi đặc thù, động viên đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc.

Hoàng Trung Năng - Trưởng ban Dân tộc tỉnh Yên Bái

Các tin khác

YBĐT - Ngày 3/11/2010, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã có Công văn số 2578/UBND-TH gửi Bộ kế hoạch đầu tư xin đăng ký danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh tại Diễn đàn XTĐT vào các tỉnh Tây Bắc 2010. Dưới đây là danh sách các Dự án. >>>Yên Bái chào đón các nhà đầu tư, hợp tác và phát triển

Yên Bái là một tỉnh miền núi nằm ở trung tâm vùng núi và trung du bắc bộ Việt Nam, có vị trí quan trọng trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Yên Bái - Hà Nội - Hải Phòng.

Chế biến gỗ rừng trồng tại Công ty trách nhiệm Hữu hạn Quế Lâm xã An Thịnh (Văn Yên). (Ảnh: Quỳnh Nga)

YBĐT - Sau 5 năm thực hiện hợp phần phát triển kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo trong các xã thuộc Chương trình đã giảm từ 33 % năm 2006 xuống 10.8 % năm 2009.

YBĐT - Chuẩn bị cho việc tổ chức Diễn đàn Xúc tiến đầu tư vào các tỉnh Tây Bắc năm 2010, dự kiến diễn ra vào ngày 06/12/2010, ngày 8/11/2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã tổ chức họp Ban tổ chức Diễn đàn của tỉnh Yên Bái để thống nhất kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho các thành viên, tổ chuyên viên giúp việc và các sở, ngành, địa phương có liên quan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục