Yên Bái - vùng đất giàu tiềm năng

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/11/2010 | 2:32:02 PM

YBĐT - Là tỉnh cửa ngõ vùng Tây Bắc, Yên Bái nằm cách thủ đô Hà Nội 180 km, với tổng diện tích tự nhiên trên 6.899 km2, vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt và tương lai không xa có đường hàng không.

Công ty TNHH một thành viên Hải Dương lắp đặt dây chuyền nghiền đá có công suất 200 ngàn tấn sản phẩm/năm tại khu công nghiệp phía nam.
Công ty TNHH một thành viên Hải Dương lắp đặt dây chuyền nghiền đá có công suất 200 ngàn tấn sản phẩm/năm tại khu công nghiệp phía nam.

Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa. Bên cạnh đó, Đảng bộ và chính quyền Yên Bái luôn chú trọng và ưu tiên mọi nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng thu hút đầu tư. 

 

Yên Bái có tiềm năng lợi thế phát triển, toàn tỉnh có gần 470 ngàn ha đất lâm nghiệp, trong đó có gần 200 ngàn ha rừng kinh tế, mỗi năm khai thác trên 200 ngàn m3 gỗ rừng trồng, 150 ngàn tấn tre, vầu, nứa và 30 ngàn ha rừng đặc sản quế, sản lượng khai thác quế vỏ hàng năm đạt trên 14 ngàn tấn; 13 ngàn ha chè xanh và chè Shan tuyết, sản lượng búp thu hái đạt 85 ngàn tấn; 14 ngàn ha sắn, 8500 ha cây ăn quả..., đây là nguồn nguyên liệu phong phú cho chế biến nông lâm sản.

 

Cùng với đó, Yên Bái có nguồn khoáng sản tiềm năng phong phú, đa dạng về chủng loại và trữ lượng lớn: khoáng sản cháy có than bùn, than nâu, than đá; khoáng sản kim loại có sắt, đồng, chì, kẽm, vàng; khoáng sản phi kim loại có Pirit, Grafin, Barit, Kaoli, Feldspar, thạch anh, đá quý, đất hiếm, nước nóng, nước khoáng. Đặc biệt là các mỏ thạch anh, đá trắng phục vụ cho chế biến nguyên liệu sản xuất công nghiệp có chất lượng hàng đầu Đông Nam Á với trữ lượng 8,7 tỷ m3.

 

Bên cạnh đó, Yên Bái còn có nguồn lao động dồi dào với trên 412 ngàn người trong độ tuổi lao động thông minh, cần cù chịu khó; hàng năm bổ sung 5-7 ngàn lao động, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 25%. Song song với nguồn lao động này, tỉnh còn có 4 trường dạy nghề từ trung cấp đến cao đẳng đủ năng lực đào tạo nghề cho công nhân làm việc trong các khu công nghiệp.

 

Đến nay, Yên Bái đã hoàn thành quy hoạch, đầu tư xây dựng khu, cụm công nghiệp giai đoạn 2010-2015 và định hướng năm 2020. Hiện đã có 5 khu công nghiệp do tỉnh quản lý với diện tích 1.182 ha vào năm 2020. Trong đó có: Khu công nghiệp phía Nam rộng 400 ha đến nay đã có 10 dự án đã đầu tư; Khu công nghiệp Minh Quân rộng 112 ha và đã có 3 dự án đã đầu tư; Khu công nghiệp Bắc Văn Yên diện tích 72 ha và đã có 4 dự án đầu tư đã đi vào sản xuất; Khu công nghiệp Âu Lâu  có diện tích 120 ha và Khu công nghiệp Mông Sơn.

 

Hầu hết các khu công nghiệp đã được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như điện, đường, nước, bưu chính viễn thông... khá hoàn chỉnh đáp ứng mọi yêu cầu của nhà đầu tư. Đặc biệt có 3 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là khu công nghiệp quốc gia. Ngoài ra, Yên Bái còn có 19 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đang được đầu tư xây dựng tại các huyện, thị xã, thành phố với tổng diện tích trên 1.100 ha.

 

Vừa xây dựng cơ sở hạ tầng Yên Bái vừa xây dựng các cơ chế chính sách “đặc thù” để thu hút vốn đầu tư như: nhà đầu tư đến với Yên Bái được giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”; ưu đãi thuê đất thấp nhất theo đơn giá do UBND tỉnh ban hành trên địa bàn và nhà đầu tư còn được miễn tiền thuê đất trong vòng 7 năm.

 

Đối với các dự án trong khu công nghiệp được hỗ trợ 50% kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng và 50% kinh phí san tạo mặt bằng; hỗ trợ nhà đầu tư đào tạo nghề cho lao động người Yên Bái làm việc dự án với mức 2 triệu đồng/người/khóa, 3 triệu đồng/người/khoá đào tạo cao đẳng nghề; ưu đãi về hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư khi vay của tổ chức tín dụng, hỗ trợ xúc tiến đầu tư và ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp…

 

Bằng những hướng đi phù hợp, từ năm 2006 - 2010 có 277 dự án đã được chấp thuận, chứng nhận đầu tư trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đăng ký 18.166 tỷ đồng. Riêng 9 tháng đầu năm 2010 toàn tỉnh thành lập mới 172 doanh nghiệp, cấp chứng nhận đầu tư cho 58 dự án với số vốn đầu tư 5.550 tỷ đồng. Đến nay đã có 99 dự án hoàn thành đầu tư đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh; 178 dự án đang trong giai đoạn đầu tư, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt trên 6.200 tỷ đồng.

 

Trong quá trình triển khai thực hiện đã có rất nhiều dự án đi vào hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả tốt như: Nhà máy Xi Măng Yên Bình công suất 910 ngàn tấn sản phẩm/năm, tổng vốn đầu tư 1.600 tỷ đồng; Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất chế biến chè CTC của Công ty Chè Phú Tân; Dự án sản xuất ván ghép thanh 500 ngàn m3 sản phẩm/năm công ty Thành Đạt và hàng loạt dự án thủy điện, sản xuất đá xây dựng. Dự án FDI cũng tăng mạnh, với 14 dự án có vốn đầu tư 40 triệu USD. Các dự án đầu tư đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương và giải quyết việc làm, nâng cao mức sống của người dân trong vùng.

 

Phát huy kết quả đã đạt được, cùng với lợi thế về tiềm năng của mình, Yên Bái mong muốn được được các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, cá nhân tiếp tục đến tìm hiểu và đầu tư vào địa phương trong các lĩnh vực du lịch, du lịch sinh thái, cộng đồng, chế biến nông - lâm sản, chế biến khoáng sản và các loại hình dịch vụ… Yên Bái cam kết tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư từ khi tiếp nhận hồ sơ và trong suốt quá trình thực hiện dự án đến khi đi vào sản xuất kinh doanh.

 

Thanh Phúc

Các tin khác
Lãnh đạo tỉnh Yên Bái tham gia lễ khởi công xây dựng nhà máy.

YBĐT - Ngày 27/11, tại bản Đá Đen xã Nậm Có huyện Mù Cang Chải, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Trường Thành tổ chức lễ động thổ dự án đầu tư xây dựng thuỷ điện Ngòi Hút 2.

Sơ đồ Khu công nghiệp phía Nam tỉnh Yên Bái.

YBĐT - Mặc dù còn nhiều khó khăn trong đầu tư phát triển, nhưng trong những năm qua, tỉnh Yên Bái vẫn ưu tiên nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng để thu hút nhà đầu tư và các khu công nghiệp.

Tỉnh Điện Biên giàu tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch, ngoài quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ, ở đây còn vốn văn hóa phi vật thể của 21 dân tộc anh em chung sống, mỗi dân tộc đều có sắc thái văn hóa riêng, đa dạng và phong phú. Đó là lợi thế để tạo nên nét đặc trưng của Điện Biên về du lịch lịch sử - văn hóa.

Trồng cải tạo chè giống mới tại thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ tạo vùng nguyên liệu phục vụ các doanh nghiệp chế biến chè. Ảnh mang tính minh họa

YBĐT - Xác định công nghiệp là khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh và huyện sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh, đó là ý kiến phát biểu chỉ đạo của đồng chí Phạm Duy Cường - Phó bí thư Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục