Ý kiến từ diễn đàn xúc tiến đầu tư vùng Tây Bắc năm 2010

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/12/2010 | 4:11:20 PM

YBĐT - Bên lề Diễn đàn xúc tiến đầu tư vùng Tây Bắc năm 2010 diễn ra sáng 10/12, YBĐT xin trích một số ý kiến của các doanh nghiệp có mặt tại diễn đàn.

Đồng chí Đào Ngọc Dung - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái kiểm tra công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cầu Cổ Phúc, huyện Trấn Yên để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đến Yên Bái. (Ảnh: Tuấn Anh)
Đồng chí Đào Ngọc Dung - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái kiểm tra công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cầu Cổ Phúc, huyện Trấn Yên để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đến Yên Bái. (Ảnh: Tuấn Anh)

*Ông Phạm Huy Thắng - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Dịch vụ - Thương mại Vân Tiên: Cơ chế, chính sách phù hợp Doanh nghiệp phát triển

Là một doanh nghiệp ngoài tỉnh đến đầu tư tại xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Yên Bái từ giữa năm 2007, đã vậy lại sản xuất chế biến mặt hàng nông sản thực phẩm, nhưng ngay từ ngày đặt chân đến Yên Bái, Công ty luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của tỉnh, huyện, xã cũng như nhân dân trong vùng. Đặc biệt, Yên Bái có những cơ chế, chính sách phù hợp cho doanh nghiệp mới đầu tư phát triển như miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; ưu đãi về đơn giá thuê đất; hỗ trợ vay vốn của tổ chức tín dụng; hỗ trợ xúc tiến đầu tư… Nhờ vậy, Công ty đã có những bước phát triển vượt bậc: nếu như năm 2007, doanh thu mới đạt 2,5 tỷ đồng thì đến nay đã đạt trên 6 tỷ đồng.

Từ một nhà máy chế biến chè tại xã Thượng Bằng La, nay Công ty tiếp tục đầu tư xây dựng thêm nhà máy chế biến chè xanh Shan tuyết tại xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn và mở rộng vùng nguyên liệu chè đặc sản với diện tích trên 300 ha.

Hiện nay, Công ty thu hút 50 công nhân sản xuất công nghiệp với mức lương bình quân trên 2 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó còn ký liên doanh, liên kết với hàng trăm hộ dân trong vùng, tạo ra vùng nguyên liệu ổn định cho sản xuất, sản phẩm làm ra chủ yếu được xuất khẩu tạo giá trị kinh tế cao. Với cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, vùng nguyên liệu như hiện nay chỉ vài ba năm nữa, Công ty sẽ trở thành một doanh nghiệp sản xuất chế biến chè mạnh trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, để doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè phát triển bền vững, đúng với vị thế của nó, cần có sự phối hợp, hợp tác tốt hơn nữa giữa chính quyền với doanh nghiệp và người dân.

*Ông Nguyễn Văn Thuật - Giám đốc công ty cổ phần  HòaYên: Hòa Yên phấn đấu trở thành doanh nghiệp hàng đầu về khai thác và chế biến khoáng sản

Công ty cổ phần Khoáng sản Hòa Yên là đơn vị đầu tiên tại Yên Bái xây dựng Nhà máy Chế biến tinh quặng sắt. Hiện nay Công ty chúng tôi đã lắp đặt 2 dây chuyền tuyển quặng sắt tại xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái với công suất chế biến quặng thô đầu vào đạt 350.000 tấn/năm, đầu ra hiện nay đạt 10.000 tấn tinh quặng/tháng (tương đương 120.000 tấn/năm). Sản phẩm tinh quặng đầu ra 100% cung cấp cho lò cao 350 m3 tại Khu liên hiệp Gang thép Hòa Phát tại tỉnh Hải Dương.

Công ty cổ phần Khoáng sản Hòa Yên là thành viên của Tập đoàn Hòa Phát – một tập đoàn có năng lực tài chính và kinh nghiệm trong sản xuất thép, toàn bộ tinh quặng sắt chế biến tại Yên Bái được dùng làm nguyên liệu để sản xuất ra gang và phôi thép trong nước, do đó đầu ra của tinh quặng sắt rất ổn định và bền vững.

Sang đầu năm 2011, Công ty chúng tôi tiếp tục xây dựng thêm Nhà máy Chế biến tinh quặng sắt gồm 2 dây chuyền chế biến tại xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn. Nếu nguồn nguyên liệu quặng thô cho phép, chúng tôi sẽ xây dựng thêm từ 5 – 10 dây chuyền chế biến tinh quặng sắt tại tỉnh Yên Bái.

*Ông Nguyễn Hồng Trường - Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải: Đầu tư phát triển giao thông trong khu vực là đòi hỏi cần thiết

Mặc dù hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đã được cải thiện một cách rõ rệt nhưng nhìn chung cơ sở hạ tầng giao thông, vận tải (GTVT) khu vực Tây Bắc vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của sự phát triển. Việc tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển GTVT trong khu vực là đòi hỏi cần thiết. Một số tuyến đường như quốc lộ (QL) 32, QL 2, QL 3, QL 4D, QL 12... vẫn đang trong giai đoạn đầu tư nên chưa khai thác được trên toàn tuyến, hoặc tuy đã được cải tạo, nâng cấp nhưng chưa đồng bộ, mới chỉ cải tạo phần mặt đường, hệ thống cầu cũ chưa được đầu tư thay thế, vấn đề sụt trượt các tuyến đường chưa được kiểm soát. Một số đoạn có địa hình khó khăn, địa chất phức tạp phải xử lý về mặt thiết kế, phải điều chỉnh lại tuyến, phát sinh khối lượng...

Với mức vốn bố trí hàng năm cho Bộ GTVT như hiện nay chủ yếu dành để cân đối vốn đối ứng cho các dự án ODA. Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ bố trí cho Bộ GTVT đến năm 2010 đã hết, khối lượng dự kiến thanh toán đến cuối năm 2010 vào khoảng 5.000 tỷ đồng nhưng chưa được bố trí.

Riêng khu vực Tây Bắc, để hoàn thành các công trình đã có trong danh mục tại Quyết định 171/QDD- TTg cần bổ sung khoảng 12.610 tỷ đồng và triển khai các dự án khác trên vùng Tây Bắc nói riêng giai đoạn 2011 - 2015 cần khoảng 33.500 tỷ đồng. Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ như sau: thực tế, các dự án đầu tư khu vực Tây Bắc có chỉ tiêu tài chính thấp, không hấp dẫn các nhà đầu tư và hầu hết phải bố trí vốn từ ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc ngân sách.

Do vậy, cần tăng mức đầu tư hàng năm cho ngành GTVT để có điều kiện thu hút nhiều hơn nguồn vốn ODA, trang trải các khoản nợ phải trả cho Quỹ Hỗ trợ phát triển, nợ ứng trước theo Quyết định số 910/QDD - TTg cho Bộ Tài chính, trả nợ ứng trước cho các địa phương và có vốn để triển khai các dự án cấp bách. Tạo cơ chế thông thoáng hơn để thu hút vốn đầu tư từ nguồn ngoài ngân sách, đặc biệt là vay lãi suất thông thường của các nhà tài trợ để đầu tư các dự án có thu phí.

Bộ GTVT đã cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư (đã phê duyệt dự án), nhưng chưa bố trí được vốn để đầu tư một số dự án chính là: QL 6, đoạn Xuân Mai - Sơn La (giai đoạn II) dài 283 km, tổng mức đầu tư (TMĐT) 4.000 tỷ đồng. QL 31, đoạn Hữu Sản - Bản Chắt (tỉnh Lạng Sơn) dài 60 km, TMĐT 1.000 tỷ đồng. QL 34, đoạn Km 247 - Km 266, TMĐT 250 tỷ đồng. QL 2, đoạn tránh thị xã Hà Giang dài 10 km, TMĐT 300 tỷ đồng. QL 32C đoạn tránh thành phố Việt Trì dài 21 km, TMĐT 630 tỷ đồng. QL 4C, đoạn Hà Giang - Đồng Văn dài 200 km, TMĐT 3.000 tỷ đồng. QL 279, đoạn Việt Vinh - Văn Bàn (qua địa phận tỉnh Bắc Kạn) dài 240 km, TMĐT 3.728 tỷ đồng...

Nghiên cứu để xây dựng tuyến đường sắt Thái Nguyên - Tuyên Quang - Yên Bái. Nâng cấp, đưa vào cấp kỹ thuật tuyến vận tải sông Lô, đoạn Việt Trì - Tuyên Quang, tuyến vận tải sông Hồng, đoạn Hà Nội - Việt Trì, đoạn Việt Trì - Lào Cai, TMĐT khoảng 1.200 tỷ đồng. Đầu tư xây dựng Cảng hàng không Nà Sản (sau khi bố trí được vốn) để tiếp nhận được các loại máy bay tầm trung như: A 320, A 321 với TMĐT 590 tỷ đồng, xây dựng Sân bay Lai Châu, TMĐT 4.023 tỷ đồng và Sân bay Lào Cai, TMĐT 4.000 tỷ đồng.

Nhóm phóng viên

Các tin khác

Nằm trong kế hoạch phòng chống thiên tai- tìm kiêm cứu nạn (PCTT- TKCN) năm 2024, sáng 20/5, Ban chỉ huy PCTT- TKCN thành phố đã chỉ đạo xã Minh Bảo tổ chức diễn tập ứng phó lụt bão (ƯPLB)- TKCN.

Hôm nay 20/5, nhiều nơi trên cả nước tiếp tục hứng mưa to.

Dự báo thời tiết hôm nay 20/5, từ Bắc tới Nam, nhiều nơi tiếp tục hứng mưa to, người dân cần đề phòng dông lốc, sét, mưa đá cũng như sạt lở đất đá.

Ảnh minh họa

Dự báo, hôm nay (19/5), nhiều khu vực có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to; riêng chiều tối nay đến sáng mai (20/5), khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có nơi mưa rất to. Cảnh báo, mưa với cường độ lớn trong một thời gian ngắn có thể gây ngập úng tại các khu đô thị.

Miền Bắc sắp có mưa giông mạnh, đề phòng ngập úng. Ảnh minh họa

Khoảng đêm 18 và ngày 19/5, vùng hội tụ gió trên cao khả năng hoạt động mạnh trở lại. Do vậy, từ 19-23/5, miền Bắc mưa giông, có nơi mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục