Việt Nam vay gần 500 triệu USD để thăm dò vũ trụ

  • Cập nhật: Thứ bảy, 8/1/2011 | 8:56:58 AM

Chính phủ Nhật đã quyết định dành khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trị giá lên tới 40 tỷ Yên - tương đương khoảng 480 triệu USD - cho chương trình thăm dò vũ trụ của Việt Nam, tờ Yomiuri Shimbun của nước này cho biết.

Một trong hai chiếc vệ tinh sẽ do phía Việt Nam sản xuất, dưới sự hỗ trợ các chuyên gia Nhật.
Một trong hai chiếc vệ tinh sẽ do phía Việt Nam sản xuất, dưới sự hỗ trợ các chuyên gia Nhật.

Đây là lần đầu tiên vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật được dành cho một lĩnh vực được xem là "xa xỉ" như thế này. Trước đây, vốn ODA dành cho Việt Nam thường tập trung để phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, hồi tháng 4/2009, Việt Nam đã đề nghị phía Nhật hỗ trợ cho chương trình không gian.

Với trị giá từ 35 đến 40 tỷ yen, khoản vay chi cho 3 dự án, bao gồm xây dựng trung tâm mặt đất, hai vệ tinh quan sát và một khóa đào tạo kỹ sư.

Quyết định cuối cùng được đưa ra vào cuối tháng này tại phiên họp cấp bộ trưởng. Sau đó, theo lộ trình, hai Chính phủ sẽ ký văn bản thỏa thuận vào tháng 6 tới, và ký hợp đồng chính thức vào mùa thu năm nay, theo nguồn tin từ nhật báo Yomiuri Shimbun của Nhật bản.

Tờ Yomiuri Shimbun cho biết, dự kiến, trung tâm vũ trụ sẽ được xây dựng tại khu công nghệ cao Láng-Hòa Lạc. Tại đây sẽ có một trung tâm thử nghiệm cho việc lắp đặt vệ tinh, một trung tâm vận hành về tinh và phân tích dữ liệu, và một ăng-ten lưỡng hướng lớn với bán kính 7 mét.

Theo dự kiến, một trong hai vệ tinh quan sát trái đất sẽ được sản xuất tại Nhật Bản và sẽ được phóng lên vũ trụ bằng tên lửa H-2A từ trung tâm vũ trụ Tanegashima của Nhật vào năm 2017. Các công ty phát triển vũ trụ tư nhân của Nhật và cơ quan thăm dò vũ trụ của nước này sẽ đào tạo các kỹ sư Việt Nam về sản xuất và vận hành vệ tinh cũng như phân tích dữ liệu.

Vệ tinh còn lại sẽ được sản xuất bởi các kỹ sư đã được phía Nhật đào tạo, quá trình sản xuất được kỳ vọng sẽ bắt đầu tư khoảng năm 2019. Nhật Bản sẽ chuyển linh kiện và kỹ sư tới Việt Nam để chuẩn bị cho việc phóng vệ tinh này vào năm 2020.

Hệ thống quan sát không gian và vệ tinh được kỳ vọng sẽ hỗ trợ rất nhiều cho ngành khí tượng tại Việt Nam. Với đặc điểm địa lý là một đất nước dài và hẹp, trải dài từ bắc xuống nam, Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng bởi khí hậu không ổn định, nhiều thiên tai.

Còn về phía Nhật Bản, giới quan sát cho rằng thông qua việc hỗ trợ Việt Nam, Chính phủ Nhật cũng muốn tăng cường danh tiếng lâu nay về kỹ thuật không gian của Nhật. Đồng thời dự án cũng được kỳ vọng sẽ mang lại sự phát triển công nghiệp cho nước này. 

(Theo VnMedia)

Các tin khác
Đồng chí Phạm Duy Cường - Phó bí thư Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tình hình khai thác quặng chì tại huyện Yên Bình.

YBĐT - Từ một địa phương có nền sản xuất công nghiệp non trẻ, nhưng bằng những định hướng, hành động cụ thể, hôm nay Yên Bái đã có nền công nghiệp phát triển tương đối toàn diện, thực sự trở thành vùng đất lành, thân thiện đối với các nhà đầu tư.

Đồng chí Phạm Duy Cường - Phó bí thư Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tình hình sản xuất tại doanh nghiệp.

YBĐT - Những năm qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều giải pháp nhằm thu hút đầu tư, mời gọi các doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài nước đến với Yên Bái, khai thác những tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

YBĐT - Bên lề diễn đàn, Báo Yên Bái điện tử đã ghi nhận một số đánh giá của các đại biểu về tiềm năng và chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Yên Bái hiện nay, xin giới thiệu cùng quý vị và các bạn.

YBĐT - Tiếp tục chương trình làm việc, chiều ngày 10/12, các đại biểu tham dự Diễn đàn xúc tiến đầu tư vùng Tây Bắc 2010 đã tập trung thảo luận vào các chuyên đề về phát triển cơ sở hạ tầng theo các tuyến giao thông trọng điểm của vùng, về phát triển chế biến nông lâm sản của vùng và thảo luận giữa các nhà đầu tư, các doanh nghiệp với lãnh đạo các tỉnh vùng Tây Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục