Mồ Dề nỗ lực giảm nghèo

  • Cập nhật: Thứ ba, 30/5/2023 | 2:02:35 PM

YênBái - Là xã vùng cao đặc biệt khó khăn, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, thu nhập không ổn định, những năm qua, cùng với sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất của các cấp, ngành; cấp ủy, chính quyền xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải đặc biệt chú trọng tạo sinh kế, việc làm, tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Nhiều hộ dân vùng cao Mồ Dề phát triển nuôi dê tăng thu nhập.
Nhiều hộ dân vùng cao Mồ Dề phát triển nuôi dê tăng thu nhập.

Ông Giàng A Chinh - Phó Chủ tịch UBND xã Mồ Dề cho biết: Cùng với các chính sách đầu tư, hỗ trợ thông qua các chương trình, dự án, hàng năm, xã đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân vận dụng tốt, phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương cũng như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ kết hợp áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để phát triển kinh tế gia đình. 

Với diện tích sản xuất lúa nước 445 ha, chủ yếu là ruộng bậc thang, để đảm bảo ổn định nước tưới, trong năm qua, Mồ Dề đã phối hợp với Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng huyện tổ chức thi công, bàn giao, đưa vào sử dụng 800 mét kênh mương thủy lợi, từ bản Mý Háng về bản Sáng Nhù; tổ chức khảo sát công trình thủy lợi Sùng Súa Vàng và bàn giao mặt bằng thi công 2 công trình thủy lợi là Mý Háng - Sáng Nhù và Háng Sung cho nhà thầu thi công; phối hợp với Chi cục Thủy lợi tỉnh bàn giao, đưa vào sử dụng thủy lợi Háng Bùa No với chiều dài 940 mét. Đến nay, xã Mồ Dề đã có 80/445 ha ruộng nước cấy 2 vụ; 200 ha ngô/năm tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2022 đã đạt 2.911,5 tấn, tăng 1% so với cùng kỳ.

Bà Sùng Thị Lỳ, bản Mồ Dề chia sẻ: "Trước đây, gia đình tôi chủ yếu cấy một vụ bằng giống lúa địa phương năng suất thấp, nên có nhiều năm thóc không đủ ăn. Hiện nay, tôi chủ yếu cấy giống lúa lai và đưa một phần diện tích vào cấy thêm vụ xuân, mỗi năm thu trên 70 bao thóc, không chỉ giúp gia đình đủ thóc ăn quanh năm mà còn dư thừa để phát triển chăn nuôi, tăng thêm thu nhập”. 

Cùng với sản xuất nông nghiệp, nhân dân xã Mồ Dề còn chủ động che chắn chuồng trại, dự trữ thức ăn vào mùa đông, phòng chống dịch bệnh để phát triển chăn nuôi. Năm 2022, xã có 8 mô hình chăn nuôi dê và 4 mô hình chăn nuôi trâu, bò theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh. Thực hiện 16 mô hình nuôi trâu nái sinh sản; 20 mô hình nuôi lợn thịt từ Chương trình 30a đã giúp xã duy trì tổng đàn gia súc chính gần 8.000 con; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng 142,1 tấn, đạt 105,2% kế hoạch huyện giao. 

Công tác đào tạo, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được xã đặc biệt quan tâm. Năm 2022, đã tạo việc làm mới cho 92 lao động, 31 trường hợp chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. 

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ từng bước phát triển với tổng giá trị ước đạt trên 13,6 tỷ đồng năm 2022. Xã thành lập mới 8 tổ hợp tác sản xuất về các lĩnh vực: chăn nuôi, sản xuất dược liệu, xây dựng. 

Hàng năm, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân làm tốt công tác quản lý, bảo vệ trên 3.830 ha rừng tự nhiên và mang lại nguồn thu trên 2,546 tỷ đồng từ phí dịch vụ môi trường rừng; tận dụng các diện tích dưới tán rừng trồng thảo quả và trồng hơn 100 ha sơn tra, giúp nhân dân có thêm nguồn thu. 

Kinh tế phát triển, năm 2022, có 17 hộ có tiền đầu tư láng được nền nhà bê tông; toàn xã làm được 17 nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn môi trường và xóa 9 nhà tạm; kiên cố 5 km đường đặc thù đi các bản; mở mới 1,3 km đường đất từ bản Háng Mý đi khu sản xuất Háng Là; phối hợp với đoàn từ thiện Cát Tường hỗ trợ 128 tấm lợp, 2 tấn xi măng, 6 khối cát, 2 khối sỏi cho hộ ông Vàng Nhà Páo ở bản Mồ Dề sửa chữa nhà đảm bảo "3 cứng"...

Nhờ sự nỗ lực vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong tuyên truyền, vận động cũng như vận dụng tốt các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, cùng với tinh thần tự lực vươn lên của chính người dân,  hết năm 2022, Mồ Dề đã đạt 8/19 tiêu chí  xây dựng nông thôn mới; bình quân thu nhập đầu người đạt 32,8 triệu đồng, tăng 4,3 triệu đồng so với năm 2021. Toàn xã có 89 hộ thoát nghèo, giảm hộ nghèo xuống còn 568 hộ trên tổng số 853 hộ. 

Châu Á

Tags Mồ Dề Mù Cang Chải giảm nghèo bền vững sinh kế việc làm tuyên truyền vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi

Các tin khác
Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thị xã Nghĩa Lộ trao tiền hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo tại xã Nghĩa Phúc.

Các xã, phường ở Nghĩa Lộ đã tập trung xây dựng các mô hình phát triển kinh tế giúp người dân vươn lên xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng.

Nông dân Lục Yên sử dụng máy gặt đập liên hoàn đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa xuân.

Đến thời điểm này, toàn huyện Lục Yên đã thu hoạch trên 1.500 ha lúa xuân, năng suất ước đạt 57,3 tạ/ha.

Bản Cu Vai, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái nằm biệt lập trên đỉnh núi cao, là điểm tái định cư của gần 50 hộ đồng bào dân tộc Mông.

Công tác giảm nghèo được xác định là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của tỉnh Yên Bái. Đặc biệt, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2015, nhiều nguồn lực và giải pháp đã tập trung đầu tư trọng điểm vào vùng “lõi nghèo" nhằm hỗ trợ người dân nơi đây phát triển sản xuất, tạo sinh kế, thu nhập bền vững, nâng cao chất lượng sống.

Đại diện Thành ủy Yên Bái, đồng chí Đỗ Minh Huấn - Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch UBMTTQ thành phố Yên Bái trao tặng số tiền hỗ trợ gia đình ông Cường.

Sáng 19/5, Đảng ủy, Chính quyền, Hội Cựu chiến binh (CCB) phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái phối hợp cùng Ban liên lạc Lữ đoàn pháo binh 168, Quân khu II và các đơn vị tài trợ đã tổ chức bàn giao và gắn biển nhà “Đại đoàn kết” cho hộ gia đình ông Nguyễn Cao Cường là hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hộ có 2 nhân khẩu bị ảnh hưởng nhiễm độc trong chiến tranh (con của CCB Nguyễn Bá Dương đã chết) có địa chỉ thường trú tại tổ 7, phường Đồng Tâm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục