Hướng thoát giảm nghèo bền vững của người dân Trạm Tấu

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/6/2023 | 7:40:07 AM

YênBái - Xác định nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao đời sống, hỗ trợ hội viên thoát nghèo, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu triển khai nhiều hoạt động: hỗ trợ nguồn vốn vay, kỹ thuật, cây con giống hay vận động cán bộ, hội viên nông dân (HVND) đoàn kết giúp nhau về vốn, vật tư nông nghiệp, kinh nghiệm sản xuất...

Mô hình kinh tế tổng hợp của hộ ông Lò Văn Hơn, thôn Lừu 2, xã Hát Lừu cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.
Mô hình kinh tế tổng hợp của hộ ông Lò Văn Hơn, thôn Lừu 2, xã Hát Lừu cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.


Ông Lò Văn Hơn, thôn Lừu 2 chia sẻ: "Gia đình tôi thuộc hộ nghèo và năm 2018 được HND hỗ trợ vay vốn, được các hộ HVND hỗ trợ tiền, gà giống, kỹ thuật chăn nuôi, tôi đã mạnh dạn mua 20 con lợn giống và đầu tư chuồng trại chăn nuôi. Tích cóp được chút vốn, tôi lại mua thêm bò và hiện tôi đã có mô hình kinh tế tổng hợp với 5 con bò, 20 con lợn, trên 100 con gà và thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Năm 2022, gia đình tôi đã được công nhận thoát nghèo”. 

Cùng với Hát Lừu, để HVND có điều kiện phát triển kinh tế, HND thị trấn Trạm Tấu đăng ký dự án chăn nuôi lợn thương phẩm từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân của HND tỉnh với kinh phí 300 triệu đồng, giúp 6 hộ phát triển sản xuất. 

Đồng thời, Hội duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động của 7 tổ hợp tác (THT) hiện có và phối hợp với các ngành tổ chức hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh (SXKD); tập trung xây dựng các mô hình hộ, THT, tổ hội nghề nghiệp, liên kết trong sản xuất, trao đổi kinh nghiệm và tiêu thụ sản phẩm. 

Ông Hoàng Thái Dương - Chủ tịch HND thị trấn Trạm Tấu cho biết: "Hội phấn đấu hỗ trợ 2 hộ hội viên thoát nghèo mỗi năm. Vì vậy, ngay từ đầu năm chúng tôi đã phối hợp với các tổ chức, đoàn thể thị trấn triển khai các hoạt động như: hỗ trợ vốn, kỹ thuật, cây con giống. Cùng đó, vận động các hộ có kinh tế khá, giàu giúp đỡ bằng các hình thức khác với quyết tâm hoàn thành mục tiêu đề ra”. 


Thực hiện công tác giảm nghèo, trước hết, HND huyện Trạm Tấu đã đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả Phong trào "Nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Các cấp Hội chủ động vận động, hướng dẫn hội viên phát triển kinh tế hộ, trang trại; chuyển đổi diện tích trồng lúa nương sang trồng ngô 2 vụ; khai hoang ruộng nước, thâm canh tăng vụ lúa nước; trồng cây đặc sản của địa phương như: chè Shan tuyết, khoai sọ nương, gạo nếp lẩu cáy, gạo nếp 87, gạo tẻ đỏ, măng sặt, măng ớt… 

Cùng với việc phát động Phong trào, các cấp hội đã tổ chức nhiều hoạt động trợ giúp cho hội viên như: chủ trì và phối hợp với ngành nông nghiệp, các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện thành công các mô hình sản xuất có hiệu quả như: mô hình trồng bí xanh thơm, lúa tẻ đỏ, nếp 87 tại xã Hát Lừu; trồng sâm Hoàng Shin Cô; trồng thí điểm cây dược liệu (khôi nhung); trồng cây sơn tra ghép cành tại xã Bản Công; triển khai mô hình cải tạo đất vùng cao gắn chăn nuôi đại gia súc. Phối hợp tổ chức 9 lớp chuyên đề về phát triển kinh tế tập thể; thành lập và duy trì hoạt động của 2 HTX, xây dựng 4 chi hội nghề nghiệp, 48 tổ hội nghề nghiệp và 75 THT. 

Theo ông Vũ Đăng Quỳnh - Chủ tịch HND huyện Trạm Tấu, để hỗ trợ HVND phát triển kinh tế, 5 năm qua, cả xã, thị trấn đã nhận ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội với 34 tổ tiết kiệm, vay vốn giúp 1.413 hộ vay với tổng dư nợ trên 66 tỷ đồng. 

Trực tiếp quản lý, sử dụng Quỹ Hỗ trợ nông dân của huyện với số vốn trên 3,5 tỷ đồng, thực hiện 27 dự án, giúp 136 hộ nông dân được vay vốn; phối hợp tổ chức 64 lớp đào tạo nghề, 960 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật; liên kết với doanh nghiệp cung ứng theo hình thức trả chậm trên 528 tấn phân bón với giá trị trên 2,5 tỷ đồng hỗ trợ cho hàng nghìn HVND phát triển sản xuất; tham gia các hội chợ giới thiệu sản phẩm nông sản trong và ngoài tỉnh, trên các chuyên trang, cổng thông tin điện tử: Vỏ sò, sàn giao dịch Postmart... 

Vì vậy, đã có 3.375 hộ đạt danh hiệu hộ SXKD giỏi các cấp trong 5 năm qua. Trong đó, trên 200 hộ có thu nhập ổn định hàng năm từ 100 triệu đến 500 triệu đồng. Các hộ có kinh tế khá, giàu đã hỗ trợ các hộ nghèo: 328 triệu đồng vốn vay, 19.780 ngày công lao động, 0,7 tấn con giống và 20.000 cây giống các loại và đã có 363 hộ thoát nghèo; đồng thời, phát triển được các vùng sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, tạo sinh kế, việc làm cho HVND và tạo động lực để nông dân vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững.

Mạnh Cường

Tags Trạm Tấu giảm nghèo hội viên nông dân

Các tin khác
Đồng bào Mông huyện trạm Tấu đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc để nâng cao thu nhập.

Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu giảm 3,5% hộ nghèo so với năm 2022, tương đương giảm 7.662 hộ.

Nhờ vốn vay ưu đãi, nhiều hộ dân ở xã Mông Sơn, huyện Yên Bình đầu tư nuôi trâu bán chăn thả, nâng cao thu nhập.

Đến nay, tổng dư nợ của Ngân hàng chính sách xã hội (CSXH) huyện Yên Bình đạt 669.036 triệu đồng, tăng 44.756 triệu đồng so với năm 2022.

Nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Trạm Tấu được hỗ trợ học nghề và vay vốn phát triển sản xuất vươn lên giảm nghèo một cách bền vững

Từ đầu năm 2021 đến nay, huyện Trạm Tấu đã đào tạo nghề cho 2.360 lao động, giải quyết việc làm mới cho trên 1.783 lao động, bằng 55% so với chỉ tiêu nghị quyết. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2022 đạt 57,9%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 28,5%; số lao động nông nghiệp chuyển dịch sang phi nông nghiệp là 1.035 lao động, đạt 59,14% mục tiêu của giai đoạn.

Từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hộ nghèo ở Văn Chấn đã mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi để vươn lên thoát nghèo

Từ đầu năm đến nay, Phòng giao dịch Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Chấn đã thẩm định cho gần 1.300 hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn vay gần 73 tỷ đồng đầu tư phát triển kinh tế gia đình, nâng tổng dư nợ từ nguồn vốn vay chính sách lên trên 623 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục