Mù Cang Chải phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/8/2023 | 7:37:33 AM

YênBái - Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mù Cang Chải lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện Mù Cang Chải đã đạt được những kết quả khả quan. Phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Giàng A Vừ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mù Cang Chải về những giải pháp phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo.

Đồng chí Giàng A Vừ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mù Cang Chải
Đồng chí Giàng A Vừ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mù Cang Chải

P.V: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mù Cang Chải lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra 23 chỉ tiêu trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Đồng chí có thể chia sẻ một số kết quả nổi bật đạt được trong các lĩnh vực sau nửa nhiệm kỳ?

Đồng chí Giàng A Vừ: Qua hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 trong bối cảnh tình hình trong nước, tỉnh diễn biến phức tạp với nhiều thiên tai, dịch bệnh và những khó khăn, thách thức nội tại, nhưng Đảng bộ huyện Mù Cang Chải đã nỗ lực tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân khắc phục khó khăn, hoàn thành khá toàn diện các chỉ tiêu đã đề ra. Trong đó, 8 chỉ tiêu vượt, 7 chỉ tiêu đạt trên 90%, 5 chỉ tiêu đạt từ 70% đến 90%, 2 chỉ tiêu đạt từ 50% đến 70% so với Nghị quyết. 

Điển hình giảm tỷ lệ hộ nghèo trung bình đạt 8,4% (Nghị quyết 7%); số lượng khách du lịch đến huyện trung bình đạt 207.400 lượt người/năm (Nghị quyết bình quân 200.000 lượt người/năm); tạo việc làm mới trung bình đạt 1.242 lao động/năm (Nghị quyết 1.200 lao động/năm); duy trì trung bình 99,3% dân số tham gia bảo hiểm y tế/năm (Nghị quyết 98%)... 

Qua đó, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn có bước phát triển khá, chuyển dịch đúng hướng. Nhân dân tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thay đổi tư duy sản xuất, hình thành các vùng sản xuất tập trung, sản xuất hàng hóa góp phần nâng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản năm 2022 đạt 570,5 tỷ đồng. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) phát triển bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường, toàn huyện có 246 cơ sở sản xuất CN-TTCN; giá trị sản xuất CN-TTCN năm 2022 đạt 470 tỷ đồng. Thương mại, dịch vụ tăng trưởng khá, riêng về du lịch, doanh thu đạt 270 tỷ đồng năm 2022. 
P.V: Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ 2020-2025 là phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo. Vậy đồng chí cho biết, huyện sẽ có những giải pháp nào để không chỉ đạt mà còn duy trì bền vững mục tiêu?

Đồng chí Giàng A Vừ: Để hoàn thành và duy trì bền vững mục tiêu đề ra, huyện sẽ tập trung khắc phục những khó khăn, hạn chế nhất là các chỉ tiêu khó, chỉ tiêu còn đạt thấp nhất là thu ngân sách Nhà nước và xây dựng nông thôn mới để có giải pháp, kế hoạch, tiến độ phù hợp và phân công nhiệm vụ cụ thể đảm bảo thực hiện hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội đã đề ra. 

Đồng thời bám sát và thực hiện tốt các Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội Đảng bộ tỉnh và Đại hội Đảng bộ huyện Mù Cang Chải lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong đó tập trung thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược, 4 chương trình trọng điểm và 8 nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội đã đề ra. 

Ngoài ra, bám sát các nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, vận dụng hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp, bản sắc, chất lượng... gắn với giữ gìn, bảo tồn phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc đặc trưng của địa phương; rà soát, bổ sung và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội; khơi dậy tinh thần tự giác, tự lực vươn lên thoát nghèo của người dân... 
Phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới theo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Tăng cường quản lý nhà nước về thu, chi ngân sách, quản lý tài chính đảm bảo công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí. Làm tốt công tác khắc phục hậu quả bão lũ, đảm bảo an sinh, đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, cải cách hành chính, thu hút đầu tư, giữ vững quốc phòng - an ninh.

P.V: Xin cảm ơn đồng chí!

A Mua (thực hiện)

Tags Mù Cang Chải huyện nghèo Giàng A Vừ cây trồng vật nuôi thương mại dịch vụ

Các tin khác
Ông Cháng A Sai, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên thăm mô hình nuôi tằm của hộ nghèo trên địa bàn.

Thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp huyện Trấn Yên đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm giúp đỡ, tạo sinh kế cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống , góp phần đưa tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 1,75%.

UBND huyện Văn Yên hỗ trợ lợn giống cho các hộ nghèo thôn Hạnh Phúc, xã Tân Hợp.

Tiếp nối nhiều cách làm sáng tạo đã thực hiện thời gian qua, năm 2024, huyện Văn Yên tiếp tục phát động phong trào thi đua “Dòng họ, thôn không còn hộ nghèo”, hướng tới xã không còn hộ nghèo để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác giảm nghèo bền vững.

Lãnh đạo Phòng Dân tộc huyện Trấn Yên và UBND xã Quy Mông tham quan mô hình kinh tế của bà Phùng Thị Ý.

Nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện Trấn Yên đã mạnh dạn thay đổi tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm trong phát triển sản xuất, làm chủ kinh tế gia đình, thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương.

Mô hình nuôi dê núi của anh Sùng A Lâu, thôn Cang Dông và 2 thành viên trong tổ hợp tác nuôi dê cho hiệu quả kinh tế cao.

Bằng việc xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong phát triển kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu đã đề ra những giải pháp cụ thể. Từ chỗ độc canh một loại cây trồng, nay ở các thôn đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục