Hội Phụ nữ Lục Yên tích cực hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, thoát nghèo

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/9/2023 | 7:29:13 AM

YênBái - Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Lục Yên đã thực hiện nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm tạo điều kiện cho chị em phát triển kinh tế, từng bước giảm nghèo bền vững. Các cấp Hội phấn đấu năm 2023 giúp đỡ 40 hộ gia đình phụ nữ nghèo, 45 hộ cận nghèo thoát nghèo.

Từ chăn nuôi gà, gia đình Nông Thị Nhiệm, thôn Trạng, xã Tân Lĩnh (người đứng giữa) đã được công nhận thoát nghèo. Đến nay, gia đình chị còn vươn lên trở thành hộ khá của xã.
Từ chăn nuôi gà, gia đình Nông Thị Nhiệm, thôn Trạng, xã Tân Lĩnh (người đứng giữa) đã được công nhận thoát nghèo. Đến nay, gia đình chị còn vươn lên trở thành hộ khá của xã.

Vợ chồng chị Nông Thị Nhiệm, thôn Trạng, xã Tân Lĩnh vốn chỉ sản xuất nông nghiệp và buôn bán nhỏ nên thu nhập bấp bênh, bao năm cái nghèo vẫn quẩn quanh. Năm 2018, chị Nhiệm được Hội LHPN xã ủy thác với ngân hàng cho vay 50 triệu đồng để xây dựng chuồng trại, mua 700 con gà về nuôi. 

Chị còn tham gia nhiều lớp tập huấn chăn nuôi do Hội Phụ nữ tổ chức. Do vậy, đàn gà của gia đình  được chăm sóc đúng kỹ thuật, phát triển tốt. Tích lũy vốn, chị mở rộng dần thành 3 khu chăn nuôi, với tổng diện tích trên 1.000 m2, mỗi lứa nuôi gần 3.000 con, mỗi năm 4 lứa. Trung bình mỗi năm chị  cũng thu về trên 200 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Năm 2020, gia đình chị Nhiệm được công nhận thoát nghèo và từ đó đến nay còn vươn lên trở thành hộ khá của xã.

Chị Nông Thị Nhiệm chia sẻ: "Từ nguồn vốn vay cộng với tích cóp của gia đình gia đình, tôi đã phát triển kinh tế từ chăn nuôi gà. Đây là giống gà ri Tam Hồng gia đình mua từ địa chỉ uy tín tại tỉnh Vĩnh Phúc. Gà nuôi theo 2 giai đoạn: giai đoạn 1, úm 20 - 25 ngày cho ăn cám viên và cho thuốc phòng dịch; giai đoạn 2, gà ăn ngô, lúa thả vườn với thời gian hơn 2 tháng nên thịt thơm ngon, được các nhà hàng tại huyện đặt hết. Vì vậy, đầu ra rất ổn định”. 

Xác định hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Hội LHPN xã Tân Lĩnh đã phối hợp mở các lớp đào tạo nghề, khai thác các nguồn vốn hỗ trợ cho hội viên, phát triển sản xuất, kinh doanh. Hiện toàn xã có 4 mô hình chăn nuôi gà trên 1.000 con; gần 20 mô hình chăn nuôi, kinh doanh các loại do phụ nữ làm chủ, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo. 

Cùng với Hội Phụ nữ xã Tân Lĩnh thời gian qua, Hội Phụ nữ xã An Phú đã hỗ trợ nhiều hộ hội viên phát triển kinh tế. Chị Sầm Thị Mới - Chủ tịch Hội LHPN xã cho biết: "Từ nguồn vốn tiết kiệm, vốn vay ngân hàng và vận động các nguồn lực xã hội hóa, năm 2023, Hội Phụ nữ xã quyết tâm hỗ trợ 4 hộ thoát nghèo, vượt chỉ tiêu giao 2 hộ. Trong đó, 3 hộ các chị: Hoàng Thị Trấn, Lê Thị Vị, Lạc Thị Đằng, cùng ở thôn Cao Khánh khó khăn về nhà ở được hỗ trợ xóa nhà dột nát từ nguồn xã hội hóa đến nay đã xong nhà. Toàn xã còn 25 hộ hội viên phụ nữ nghèo, chúng tôi phấn đấu hỗ trợ nhiều nhất có thể, bằng hình thức phù hợp”. 
 
Để hoàn thành chỉ tiêu mỗi năm 2023 hỗ trợ 40 hộ gia đình phụ nữ thoát nghèo, 45 hộ cận nghèo, ngay từ đầu năm, Hội LHPN huyện Lục Yên đã chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở Hội đăng ký danh sách. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, vận động để hội viên phụ nữ phát huy nội lực, chủ động tham gia phát triển kinh tế. Đặc biệt, tổ chức các phong trào thi đua vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống; triển khai các mô hình "Giúp phụ nữ thoát nghèo”, hoạt động "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” và tạo điều kiện cho chị em được nâng cao kiến thức, tích cực phát triển sản xuất, kinh doanh; tích cực đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, vận động, triển khai các mô hình mới, thiết thực, sát với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của chị em. 

Tính đến tháng 8, Hội Phụ nữ huyện Lục Yên đã hỗ trợ làm mới 3 nhà Mái ấm tình thương, 10 mô hình sinh kế nuôi lợn, dê, bò cho các hộ gia đình hội viên phụ nữ yếu thế tại các  xã Tân Lĩnh, Tân Lập, Liễu Đô, Khai Trung, Khánh Hòa; hỗ trợ nâng cao năng lực cho 6 phụ nữ khởi sự kinh doanh với hình thức cử tham gia hội thảo, tập huấn tại tỉnh; hướng dẫn xây dựng 2 ý tưởng khởi nghiệp. 

Thực hiện có hiệu quả nguồn Quỹ "Sáng kiến địa phương”, Hội đã giải ngân cho 100 hộ hội viên vay vốn nuôi gà tại các xã: Tân Lập, Tân Lĩnh, Liễu Đô. Hội cũng đã ủy thác với các ngân hàng cho 50 hộ hội viên vay trên 3,1 tỷ đồng; tập huấn nghiệp vụ cho 100% cán bộ Hội LHPN xã, thị trấn và hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả.

Bà Nguyễn Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Lục Yên cho biết, thời gian tới, Hội tiếp tục nắm bắt tình hình tư tưởng, đời sống của hội viên, đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát hoạt động nhận ủy thác cho vay nhằm bảo đảm chị em phụ nữ có nguồn lực ổn định để phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững; khai thác các nguồn lực để hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh và đẩy mạnh hoạt động giới thiệu, quảng bá, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm. 

Đồng thời, các cấp Hội cũng tạo điều kiện cho lao động nữ nông thôn tham gia các khóa đào tạo nghề và khai thác các nguồn vốn hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần giảm nghèo tại địa phương.


Minh Huyền

Tags Hội Liên hiệp Phụ nữ Lục Yên giảm nghèo bền vững hội viên phụ nữ

Các tin khác
Ông Cháng A Sai, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên thăm mô hình nuôi tằm của hộ nghèo trên địa bàn.

Thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp huyện Trấn Yên đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm giúp đỡ, tạo sinh kế cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống , góp phần đưa tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 1,75%.

UBND huyện Văn Yên hỗ trợ lợn giống cho các hộ nghèo thôn Hạnh Phúc, xã Tân Hợp.

Tiếp nối nhiều cách làm sáng tạo đã thực hiện thời gian qua, năm 2024, huyện Văn Yên tiếp tục phát động phong trào thi đua “Dòng họ, thôn không còn hộ nghèo”, hướng tới xã không còn hộ nghèo để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác giảm nghèo bền vững.

Lãnh đạo Phòng Dân tộc huyện Trấn Yên và UBND xã Quy Mông tham quan mô hình kinh tế của bà Phùng Thị Ý.

Nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện Trấn Yên đã mạnh dạn thay đổi tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm trong phát triển sản xuất, làm chủ kinh tế gia đình, thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương.

Mô hình nuôi dê núi của anh Sùng A Lâu, thôn Cang Dông và 2 thành viên trong tổ hợp tác nuôi dê cho hiệu quả kinh tế cao.

Bằng việc xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong phát triển kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu đã đề ra những giải pháp cụ thể. Từ chỗ độc canh một loại cây trồng, nay ở các thôn đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục