Hòa Cuông nỗ lực giảm nghèo, xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/11/2023 | 10:33:39 AM

YênBái - Xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên đang trong lộ trình cán đích xây dựng xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) nâng cao trong năm 2023. Đến thời điểm này, các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM nâng cao đã được xã hoàn thành, đặc biệt là tiêu chí nghèo đa chiều.

Người dân xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên khai thác vỏ quế
Người dân xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên khai thác vỏ quế

Xã Hòa Cuông có tổng số 787 hộ, trong đó có 24 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo, tỷ lệ nghèo đa chiều xã Hòa Cuông là 4,86 %. Để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, thời gian qua, xã Hòa Cuông đã tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh và các nguồn lực xã hội hóa để phối hợp thực hiện các chương trình hỗ trợ cho các đối tượng là các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn xã được tiếp cận với các chương trình phát triển kinh tế, đào tạo nghề... Tính đến thời điểm tháng 9/2023, trên địa bàn toàn xã có 1.850 người trong độ tuổi lao động, trong đó, 76,6% số lao động đã qua đào tạo; 33,7% số lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ. 

Một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao thu nhập cho người dân là khai thác và phát huy hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã (HTX). Hiện tại trên địa bàn xã có 4 HTX gồm: HTX Dịch vụ Nông lâm nghiệp; HTX quế Khánh Thành, HTX dâu tằm tơ và dịch vụ Hòa Cuông, HTX cây dược liệu Hòa Cuông. Các HTX đăng ký hoạt động trong các lĩnh vực: Mua bán phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất khác sử dụng trong nông nghiệp; chăn nuôi gia cầm, trồng và chăm sóc quế hữu cơ, thu mua vỏ quế; trồng cây dược liệu, trồng dâu nuôi tằm. 

Các HTX liên kết và ký hợp đồng với thành viên của HTX về việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ theo ngành nghề đăng ký hoạt động của các HTX. Bước đầu hoạt động các HTX thu hút 39 thành viên tham gia, đồng thời tạo được việc làm và thu nhập ổn định cho các thành viên là lao động địa phương giúp nâng cao thu nhập cho người dân. 

Điểm hình, HTX quế Khánh Thành đã liên kết giữa nhóm hộ trồng quế và sơ chế sản phẩm từ cây quế là sản phẩm chủ lực của xã với quy mô diện tích 1.198,5 ha, sản lượng 700 tấn/năm, mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân tham gia liên kết.

Ngoài ra, Hòa Cuông cũng chủ động tìm hiểu và đăng ký tham gia các Chương trình sản xuất kinh tế cho giá trị thu nhập cao để người dân được tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại, như Chương trình trồng dâu nuôi tằm và mô hình phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm gà đồi Hoà Cuông được thực hiện từ năm 2022 do HTX dịch vụ nông lâm nghiệp thực hiện, mang lại nguồn thu nhập ổn định 250 triệu đồng/năm/hộ, gấp 1,5 lần so với sản xuất chăn nuôi khác. 

Hiện nay trên địa bàn xã có diện tích gần 57 ha dâu, 1 HTX dâu tằm tơ và dịch vụ nông nghiệp Hoà Cuông, 32 hộ tham gia liên kết với HTX dịch vụ tổng hợp Tân Đồng thực hiện "Dự án phát triển sản xuất trồng dâu, nuôi tằm liên kết theo chuỗi giá trị xã Tân Đồng” theo Quyết định số 4422/QĐ-UBND của UBND huyện Trấn Yên về việc Phê duyệt thuyết minh và dự toán và đã ký kết hợp đồng với Công ty cổ phần dâu tằm tơ Yên Bái trong liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm kén tằm Hoà Cuông đến nay vẫn duy trì hoạt động. Sản phẩm kén tằm đem lại nguồn thu nhập ổn định và gấp 3 - 4 lần thu nhập so với trồng lúa. 

Chị Hoàng Thị Thủy ở thôn 2, xã Hòa Cuông phấn khởi cho biết: "Tham gia vào chuỗi liên kết trồng dâu nuôi tằm, chúng tôi được thu mua và bao tiêu sản phẩm kén tằm với giá cả ổn định. Qua đó tạo động lực giúp hộ gia đình tôi tiếp tục duy trì tham gia liên kết sản xuất này để có đời sống kinh tế khấm khá, ổn định hơn”.

Cùng với đó, xã Hòa Cuông đã phát huy thế mạnh trong chăn nuôi gà thương phẩm phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Thương hiệu gà đồi thương phẩm với quy mô chăn nuôi thường xuyên trên 51.000 con. Giống gà tập trung chủ yếu nuôi là gà Minh Dư, gà Lạc Thủy, gà Mía Sơn Tây, gà lai chọi... các hộ dân áp dụng đồng bộ các khâu kỹ thuật về chuồng trại, chăm sóc, thức ăn chăn nuôi áp dụng đảm bảo theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Điển hình như hộ gia đình ông Trương Quang Đại ở thôn 2 nuôi gà lai chọi với quy mô 1.900 con. Trong năm 2023, mô hình chăn nuôi gà của gia đình ông cho thu nhập khoảng 250 triệu đồng. Đầu ra sản phẩm ổn định, quy trình chăn nuôi khép kín, hiện đại, chất lượng thịt thơm ngon được thị trường ưa chuộng. 

Ông Phạm Văn Đạo - Chủ tịch UBND xã Hòa Cuông cho biết: "Các chính sách hỗ trợ đã thực sự phát huy hiệu quả giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo trong xã có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững. Diện mạo nông thôn đang từng bước đổi thay, người dân được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản, đời sống các hộ gia đình ngày một khấm khá với nguồn thu nhập ổn định. Đồng thời tạo động lực giúp người nghèo trong xã yên tâm lao động, sản xuất, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng".

Bùi Minh

Tags Hòa Cuông giảm nghèo nông thôn mới nâng cao NTM Trấn Yên

Các tin khác
Ông Cháng A Sai, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên thăm mô hình nuôi tằm của hộ nghèo trên địa bàn.

Thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp huyện Trấn Yên đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm giúp đỡ, tạo sinh kế cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống , góp phần đưa tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 1,75%.

UBND huyện Văn Yên hỗ trợ lợn giống cho các hộ nghèo thôn Hạnh Phúc, xã Tân Hợp.

Tiếp nối nhiều cách làm sáng tạo đã thực hiện thời gian qua, năm 2024, huyện Văn Yên tiếp tục phát động phong trào thi đua “Dòng họ, thôn không còn hộ nghèo”, hướng tới xã không còn hộ nghèo để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác giảm nghèo bền vững.

Lãnh đạo Phòng Dân tộc huyện Trấn Yên và UBND xã Quy Mông tham quan mô hình kinh tế của bà Phùng Thị Ý.

Nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện Trấn Yên đã mạnh dạn thay đổi tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm trong phát triển sản xuất, làm chủ kinh tế gia đình, thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương.

Mô hình nuôi dê núi của anh Sùng A Lâu, thôn Cang Dông và 2 thành viên trong tổ hợp tác nuôi dê cho hiệu quả kinh tế cao.

Bằng việc xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong phát triển kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu đã đề ra những giải pháp cụ thể. Từ chỗ độc canh một loại cây trồng, nay ở các thôn đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục