Hồng Ca phấn đấu giảm còn 2,56% hộ nghèo

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/6/2024 | 3:46:10 PM

YênBái - Hồng Ca là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của huyện Trấn Yên, bằng những giải pháp cụ thể, thiết thực, hết năm 2023, xã giảm hộ nghèo xuống còn 5,72%. Năm 2024, xã Hồng Ca phấn đấu giảm còn 2,56% hộ nghèo, 5,37% hộ cận nghèo.

Người dân xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên đăng ký các mô hình hỗ trợ thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững thông qua các buổi họp thôn.
Người dân xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên đăng ký các mô hình hỗ trợ thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững thông qua các buổi họp thôn.

Thời gian qua, Hồng Ca đã rà soát tổng thể các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, đảm bảo công tác an sinh xã hội; có các chính sách kích thích sản xuất, phát triển kinh tế, khắc phục tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước của người dân; chính quyền xã nắm được nguyên nhân nghèo và nguyện vọng của từng hộ nghèo để có giải pháp hỗ trợ cụ thể.

Chỉ tính trong năm 2023, Hồng Ca đã phối hợp tổ chức 2 lớp đào tạo nghề ngắn hạn về kỹ thuật nuôi trâu, bò vỗ béo; triển khai Dự án trồng dâu nuôi tằm cho 6 hộ nghèo, cận nghèo; lồng ghép việc triển khai Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi với tổng số tiền trên 20 tỷ đồng. 

Các chương trình, dự án hỗ trợ đã giúp người dân xã Hồng Ca hình thành được vùng quế tập trung trên 2.550ha, vùng tre Bát độ 1.300ha, vùng trồng dâu nuôi tằm 18ha, hàng chục hộ chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa… Nhờ đó, hết năm 2023, số hộ nghèo trên địa bàn xã giảm còn 85 hộ, chiếm 5,72%; số cận nghèo còn 140 hộ, chiếm tỷ lệ 9,43%. 

Gia đình bà Nguyễn Thị Chanh ở thôn Bản Chiềng, xã Hồng Ca là hộ nghèo, năm 2023 đã tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo. Bà Chanh cho biết: "Những năm trước, gia đình thiếu đói quanh năm. Năm 2021, gia đình đã chuyển đổi 5 sào đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm, đồng thời được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật về chăm sóc cây dâu, chăn nuôi tằm theo phương pháp mới, sử dụng né ô vuông thay cho né tre truyền thống do địa phương phối hợp tổ chức… Gia đình cũng được hỗ trợ cây dâu giống, phân bón, né ô vuông và tằm giống theo chương trình giảm nghèo của địa phương. Đến năm 2023, gia đình tôi đã có 2,5 mẫu dâu, cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm. Đã có của ăn của để, có ti vi, xe máy nhà và ở khang trang, thoáng mát, vì vậy, cuối năm 2023, gia đình tôi đã tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo”.  

Với mục tiêu cuối năm 2024 xã giảm còn 2,56% hộ nghèo, 5,37% hộ cận nghèo, Hồng Ca đang tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và các chương trình, dự án trên địa bàn; khảo sát độ tuổi lao động và lao động hằng năm của các hộ nghèo, cận nghèo chưa có việc làm để tư vấn, giới thiệu việc làm, cho vay vốn phát triển sản xuất, đào tạo nghề; nâng cao chất lượng đào tạo nghề; đa dạng hóa các ngành nghề dịch vụ; hỗ trợ giống, vốn, kinh nghiệm làm kinh tế… để các hộ từng bước nâng cao thu nhập, sớm thoát nghèo.

Minh Huyền

Tags Hồng Ca hộ nghèo cận nghèo chương trình mục tiêu quốc gia

Các tin khác
Ông Cháng A Sai, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên thăm mô hình nuôi tằm của hộ nghèo trên địa bàn.

Thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp huyện Trấn Yên đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm giúp đỡ, tạo sinh kế cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống , góp phần đưa tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 1,75%.

UBND huyện Văn Yên hỗ trợ lợn giống cho các hộ nghèo thôn Hạnh Phúc, xã Tân Hợp.

Tiếp nối nhiều cách làm sáng tạo đã thực hiện thời gian qua, năm 2024, huyện Văn Yên tiếp tục phát động phong trào thi đua “Dòng họ, thôn không còn hộ nghèo”, hướng tới xã không còn hộ nghèo để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác giảm nghèo bền vững.

Lãnh đạo Phòng Dân tộc huyện Trấn Yên và UBND xã Quy Mông tham quan mô hình kinh tế của bà Phùng Thị Ý.

Nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện Trấn Yên đã mạnh dạn thay đổi tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm trong phát triển sản xuất, làm chủ kinh tế gia đình, thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương.

Mô hình nuôi dê núi của anh Sùng A Lâu, thôn Cang Dông và 2 thành viên trong tổ hợp tác nuôi dê cho hiệu quả kinh tế cao.

Bằng việc xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong phát triển kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu đã đề ra những giải pháp cụ thể. Từ chỗ độc canh một loại cây trồng, nay ở các thôn đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục