Cử nhân luật ''nghiện'' nhặt rác

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/4/2022 | 9:40:27 AM

Tốt nghiệp đại học, Wu Kaisi chọn đi thu gom phế liệu, đồ cũ chuyên nghiệp.

Wu Kaisi đã dành bảy năm để cố gắng khởi động văn hóa chợ trời của Trung Quốc.
Wu Kaisi đã dành bảy năm để cố gắng khởi động văn hóa chợ trời của Trung Quốc.

"Cha mẹ coi tôi là nỗi ô nhục của gia đình. Họ cho rằng nổi tiếng với nghề thu om phế liệu thật hổ thẹn, không khác việc khỏa thân chạy trên đường phố", Wu Kaisi, 27 tuổi, nói.

Wu lần đầu được nhiều người biết đến khi đi bộ hơn 1.800 km từ Quảng Châu đến Thành Đô chỉ với đôi dép lê, năm 2014 nhưng nghề thu gom phế liệu mới khiến anh nổi tiếng khắp Trung Quốc.

Sáu năm trước, Wu tốt nghiệp đại học ngành luật ở Quảng Châu. Bố mẹ anh muốn con thành công chức hoặc làm trong các công ty lớn theo truyền thống của các gia đình ở miền bắc Trung Quốc nhưng Wu thích thu gom phế liệu hơn.

Niềm đam mê đồ cũ của Wu bắt đầu từ chuyến du lịch bụi đến Mỹ năm 2015, khi là sinh viên năm cuối. "Tôi không tốn tiền khách sạn, nhà nghỉ vì có thể ngủ trong sân bay, xe buýt, công viên", anh nói. Nhưng Wu khó tìm cửa hàng giặt là nên phải tìm đến các khu chợ trời để mua đồ cá nhân, những thứ vô cùng rẻ và anh dễ dàng vứt bỏ khi bẩn.

Ngạc nhiên về cách chợ đồ cũ của Mỹ phát triển thịnh vượng như một phần của văn hóa, Wu tự hỏi "tại sao không làm điều tương tự ở Trung Quốc".

Sau chuyến đi Mỹ năm 2015, Wu bắt đầu tìm kiếm các chợ trời ở Quảng Châu nhưng nhiều người cho rằng thị trường này đã đóng cửa. Mở rộng tìm kiếm, anh tìm thấy hơn 30 địa chỉ như khu chợ cóc phía sau khách sạn hay gần một bến xe buýt. Wu dành ba tuần để đi từng địa điểm và phát hiện ra hàng chục khu chợ trời hoạt động sôi nổi ở Quảng Châu.

"Tôi lập tức nổi da gà khi thấy các khu chợ này", anh kể và nhớ lại quãng thời gian lớn lên trong gia đình có thu nhập thấp, hầu hết các vật dụng trong nhà đều là đồ cũ.

Anh bắt đầu theo đuổi sở thích sưu tập đồ cổ, sau đó chuyển sang săn đồ cũ chuyên nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Kho chứa đồ cũ của Wu mở rộng theo thời gian. Từ phòng ký túc xá sang căn nhà rộng 20 m2, căn phòng 50 m2 và cuối cùng là khu nhà kho rộng 300 m2. Ngoài sưu tầm, anh chuyển sang bán đồ cũ để duy trì cuộc sống. Giờ đây, công việc này giúp anh có thu nhập ổn định, mỗi tháng kiếm được từ 10.000 đến 15.000 nhân dân tệ (1.500 đến 2.300 USD), mức thu nhập mà nhiều du học sinh về nước cũng phải mơ ước.

Nhà kho của Wu, nơi được gọi là "khu đồ cũ Yongxu" nằm trong một khu thương mại ở Quảng Châu đã mở cửa đón khách. Để ngăn chặn những người không thích đồ cũ, đến xem vì hiếu kỳ, anh quy định cần trả 9 tệ phí vào cửa.

Công việc này cũng cho phép chàng trai trẻ có cơ hội gặp gỡ nhiều người và lắng nghe các câu chuyện thú vị. Wu kể từng mua một chiếc túi đựng thư của người phụ nữ tên Zhu Min. Bên trong chứa đựng vô số những bức thư của Zhu từ ngày bé đến lúc trưởng thành.

"Một số chữ viết trong thư bị nhoè, ố vàng do ngấm nước và qua nhiều năm. Khi đọc, tôi biết chủ sở hữu của chiếc túi là người phụ nữ tốt nghiệp ngoại ngữ Đại học Sun Yat-sen, năm 1986 và làm việc tại khách sạn White Swan", anh nói.

Chia sẻ các bức thư lên mạng xã hội, Wu không ngờ chủ sở hữu của chiếc túi thư tìm đến, ngỏ ý chuộc lại. Anh đã mời bà đến kho và gửi tặng món đồ về đúng chủ.

Nhiều người cũng tìm đến Wu khi đọc thông tin trên mạng xã hội hoặc qua giới thiệu. Một số người ngỏ ý tặng anh đồ đạc của người đã khuất, vật bị coi là thứ xui xẻo trong văn hóa Trung Quốc. "Tôi nghĩ cái chết là điều tự nhiên nhất, tôi không ngại sưu tầm cả bia tưởng niệm, bia mộ, thậm chí là bình đựng tro cốt", anh nói.

Các món đồ cũ Wu chọn đều có thiết kế tinh xảo, mang tính lịch sử. Anh tự tin nói rằng sau nhiều năm sưu tầm, có thể nhận biết món đồ xứng đáng được thu mua chỉ trong ba giây.

Ngoài ra, anh thu gom những món đồ phục vụ cuộc sống hàng ngày, cũng như không ngại lục tung thùng rác và bãi phế liệu để nhặt áo sơ mi, giày, tất, dầu gội, xà phòng. Anh khẳng định không phải mua bất kỳ bộ quần nào nào suốt 7 năm qua.

"Hàng trăm nghìn món đồ cũ đã qua tay tôi trong 7 năm. Và nếu có thứ gì khiến tôi trân trọng nhất, chắc chắn là món đồ tìm được tiếp theo vì chúng khiến tôi muốn khám phá".

Tham vọng của Wu là đi đến các khu đồ cũ trên khắp thế giới, học hỏi từ quốc gia phát triển văn hóa chợ trời, để áp dụng cho Trung Quốc. Anh nhận định, thị trường đồ cũ của Trung Quốc còn sơ khai, đi sau các nước phương Tây từ 40 đến 50 năm.

Bảy năm săn đồ cũ, Wu nói những thứ đang làm không phải trò tiêu khiển, anh hy vọng nét văn hóa này sẽ phát triển vì tin rằng "đem lại lợi ích cho đất nước bởi số người Trung Quốc còn nghèo khó, họ có thể cần hàng hóa giá rẻ".

Gia đình vẫn không ủng hộ lựa chọn nghề nghiệp của Wu, nhưng anh tin mình đang đi đúng hướng. "Những món đồ cũ có thể ghi lại sự thay đổi của thành phố, là bằng chứng lịch sử. Tôi thấy những gì đang làm rất ý nghĩa, vì có thể đưa mọi thứ đến tay người cần", anh Wu nói.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Tai nạn cáp treo tại Ấn Độ.

3 cáp treo va nhau tại một địa điểm hành hương ở bang Jharkhand, miền đông Ấn Độ khiến hai người thiệt mạng và gần 50 người mắc kẹt trong các cabin treo lơ lửng giữa không trung.

'Bậc thầy tạo quả' trồng cây cà chua cho ra hơn nghìn quả một vụ.

Người làm việc ở Anh trồng được cây cà chua cho ra 1.296 quả trong một vụ.

Nhà thực vật học Chris Thorogood đã vượt 10 nghìn dặm trước khi mạo hiểm vào sâu thẳm trong rừng nhiệt đới đảo Luzon - Philippines để tận mắt chứng kiến Rafflesia banaoana - loài hoa lớn nhất thế giới và không tồn tại ở bất cứ nơi nào khác.

Emirian tự tin với mái tóc bạc sau tuổi 30.

Emiriana Litsa, 34 tuổi, nhưng đã có gần 20 năm phải dùng thuốc nhuộm tóc, trung bình mỗi tháng hai lần để che đi mái tóc bạc của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục