Văn Yên phát triển giao thông nông thôn: Tiền đề xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ ba, 21/2/2017 | 6:42:06 AM

YBĐT - Theo kế hoạch, giai đoạn 2016 - 2020, huyện Văn Yên sẽ nhựa hóa hoặc bê tông hóa 89,1 km đường trục xã, liên xã; 32 km đường liên thôn, xóm; 46 km đường ngõ, xóm; 9,4 km đường nội đồng; mở mới, mở rộng 50 km đường liên thôn có bề rộng 3,5 m.

Nhân dân xã Phong Dụ Thượng tham gia tu sửa đường liên thôn.
Nhân dân xã Phong Dụ Thượng tham gia tu sửa đường liên thôn.

Ông Lưu Trung Kiên - Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Văn Yên cho biết: “Huyện đã xây dựng kế hoạch cụ thể, phấn đấu mỗi năm có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và đến hết năm 2020 có 12 xã đạt tiêu chí NTM theo quy định. Với quan điểm tập trung xây dựng đường giao thông cho các xã nằm trong lộ trình xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020, huyện sẽ ưu tiên nguồn lực tiến hành nhựa hóa hoặc bê tông hóa 29,1 km đường trục xã, liên xã; 32 km đường liên thôn, xóm; 46 km đường ngõ, xóm; 9,4 km đường nội đồng tại các xã này”.

Từ chủ trương, định hướng trên, từ năm 2016, huyện đã phân bổ chỉ tiêu cho từng địa phương, trong đó tập trung nguồn lực đầu tư phát triển đường giao thông nông thôn (GTNT) tại các xã nằm trong lộ trình thực hiện xây dựng NTM như: Đông Cuông, Xuân Ái, Yên Hưng, An Bình… Huyện cũng chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn lựa chọn các đơn vị cung ứng xi măng, cát, sỏi phục vụ thi công; phối hợp với các địa phương tổ chức hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng, kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công. Bên cạnh đó, huyện chủ động nguồn kinh phí hỗ trợ thêm gần 1 tỷ đồng mua vật liệu phục vụ thi công.

Nhờ cách làm chủ động, linh hoạt, các tuyến đường giao thông đều hoàn thành sớm và đưa vào sử dụng, tạo thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân. Kết thúc năm 2016, toàn huyện bê tông hóa 27,5 km đường GTNT; mở mới, mở rộng 12,5 km đường đất. Trong đó, tại 3 xã đạt chuẩn NTM năm 2016 là Xuân Ái, Yên Hưng, Đông Cuông đã kiên cố hóa 4,1 km đường trục xã, liên xã; 5,16 km đường trục thôn; 3,045 km đường ngõ, xóm. Từ đây, nhân dân có điều kiện phát triển kinh tế, tăng gia sản xuất, đóng góp tích cực cho quá trình xây dựng NTM tại địa phương.

Mặc dù đã đạt được những kết quả khả quan nhưng để hoàn thành các tuyến đường như lộ trình đề ra thì huyện Văn Yên đang gặp không ít khó khăn như: nguồn vốn hỗ trợ cho công tác cứng hóa mặt đường còn hạn hẹp, việc huy động vốn của các doanh nghiệp, nhân dân để phát triển đường GTNT còn hạn chế, nhất là tại các xã vùng cao. Bên cạnh đó, do dân cư phân bố không đồng đều nên hạn chế đến quá trình huy động đóng góp, triển khai xây dựng; một số xã chưa thực sự quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách của đề án đến nhân dân…

Trước những nhiệm vụ trên, huyện đã tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm và đưa ra nhiều giải pháp để tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Đề án Phát triển giao thông nông thôn thời gian tới. Trước tiên, huyện tăng cường tuyên truyền, phổ biến nội dung của Đề án đến đoàn viên, hội viên, nhân dân; rà soát hiện trạng giao thông, xác định nhu cầu đầu tư và tuyên truyền để bà con nhân dân dọn dẹp, giải phóng mặt bằng tại các tuyến đường dự kiến đầu tư, xây dựng; đồng thời, cử cán bộ xuống các thôn, bản tham gia dự họp, phổ biến, tuyên truyền đến với nhân dân; tổ chức lựa chọn, giới thiệu các tổ, đội thi công có uy tín, hệ thống máy móc thiết bị bảo đảm thi công đúng tiến độ.

Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh thu hút đầu tư và lồng ghép các nguồn vốn như: trái phiếu Chính phủ, WB… để phát triển đường giao thông. Ngoài ra, các phòng chuyên môn huyện lựa chọn nhà thầu cung ứng vật liệu có năng lực, bảo đảm chất lượng, cử cán bộ xuống các địa phương hướng dẫn về kỹ thuật, thủ tục pháp lý, hồ sơ. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện, các cơ quan liên quan bám sát cơ sở, hướng dẫn kỹ thuật thi công đồng thời giám sát chất lượng từ khâu cung ứng vật liệu đến khâu thi công; thường xuyên báo cáo tiến độ, các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện để có các giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Hùng Cường

Các tin khác
Hộ gia đình anh Hoàng Văn Thoát vươn lên thoát nghèo nhờ chăn nuôi trâu.

YBĐT - Khi người dân ở thành phố Yên Bái hối hả mua sắm chuẩn bị đón tết Nguyên đán Đinh Dậu, chúng tôi ngược lên vùng cao huyện Văn Yên, đến với Châu Quế Hạ - một xã đặc biệt khó khăn của huyện. Áp tết, người dân đang tất bật với lá dong, gạo nếp, dọn dẹp nhà cửa..., chuẩn bị đón chào năm mới với hy vọng về một cuộc sống ngày càng tươi đẹp và no ấm hơn.

Đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh (bên phải) trao Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cho xã Xuân Ái, huyện Văn Yên.

YBĐT - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã thực sự đi vào cuộc sống, tác động tích cực đến đời sống xã hội, trong đó, cái được lớn nhất là được việc, được cơ sở vật chất, được cán bộ, được phong trào, được lòng dân - một tư duy mới trong sản xuất tạo ra của cải vật chất, xây dựng đời sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân.

Đồng chí Giàng A Tông - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy (bên phải) kiểm tra thu hoạch cây vụ đông tại xã Nậm Khắt.

YBĐT - Những ngày đầu xuân Đinh Dậu 2017, chúng tôi lên thăm phố huyện vùng cao Mù Cang Chải, đến đâu cũng thấy cờ hoa rực rỡ treo khắp đường phố từ thị trấn đến các bản làng, mừng Đảng, mừng xuân, mừng những thành quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện Mù Cang Chải đã nỗ lực phấn đấu đạt được trong năm 2016 và cả nhiệm kỳ 2010 - 2015.

YBĐT - Đổi mới và thay đổi tư duy là chìa khóa mang đến thành công trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới ở Yên Bái. Một diện mạo nông thôn mới từ những xã đạt chuẩn nông thôn mới đã mang đến niềm vui, niềm tự hào, phấn khởi cho mỗi người dân. Mục tiêu đến năm 2020, Yên Bái có 47 xã được công nhận xã nông thôn mới và phấn đấu một huyện đạt chuẩn nông thôn mới sẽ thành hiện thực  khi có sự đồng lòng, chung sức của nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục