Vn-Index mất thêm 2,59 điểm, HaSTC-Index quay đầu đi xuống
- Cập nhật: Thứ tư, 17/10/2007 | 12:00:00 AM
Dù lên điểm ở hai đợt khớp lệnh đầu nhưng cuối phiên giao dịch, chỉ số Vn-Index lại giảm 2,59 điểm-phiên thứ 2 liên tiếp Vn-Index giảm. Trong khi đó, sau 6 phiên tăng liên tiếp, chỉ số HaSTC-Index đã quay đầu đi xuống.
|
Tại sàn Tp.HCM trong phiên giao dịch ngày 17/10, kết thúc đợt khớp lệnh xác định giá mở cửa, Vn-Index tăng 2,33 điểm. Sau 60 phút khớp lệnh liên tục, Vn-Index tăng 2,84 điểm. Tuy nhiên, kết thúc đợt khớp lệnh xác định giá đóng cửa, Vn-Index giảm 2,59 điểm, dừng ở mức 1.101,29 điểm. Đây là phiên thứ 2 liên tiếp Vn-Index mất điểm.
Giống như phiên trước, số mã tăng giá chiếm ưu thế: 68 mã tăng giá (32 mã tăng trần), 39 mã giảm giá và 14 mã đứng giá.
Cổ phiếu blue-chips tăng giá và giảm giá ở thế giằng co. Nếu như DHG giảm 13.000 đồng/cổ phiếu, VNM, PVD, PPC và GMD cùng giảm 1.000 đồng/cổ phiếu, VIC (-3.000 đồng/cổ phiếu), STB (-500 đồng/cổ phiếu), NKD (-5.000 đồng/cổ phiếu), SJS (-10.000 đồng/cổ phiếu) thì SAM tăng 2.000 đồng/cổ phiếu, REE (+1.000 đồng/cổ phiếu), KDC (+8.000 đồng/cổ phiếu), FPT (+4.000 đồng/cổ phiếu).
Tuy nhiên, xét toàn diện thì số cổ phiếu blue-chips giảm giá vẫn nhiều hơn. Hơn nữa những cổ phiếu giảm giá này lại đạt khối lượng khớp lệnh lớn. Điều này lý giải vì sao số mã chứng khoán tăng giá chiếm ưu thế nhưng chỉ số Vn-Index vẫn mất điểm.
Tăng giá mạnh nhất là IMP và KDC, cùng tăng 8.000 đồng/cổ phiếu, lên mức tương ứng 185.000 đồng và 248.000 đồng/cổ phiếu; tiếp đến là NAV và DRC, cùng tăng 6.000 đồng/cổ phiếu.
Hôm nay rơi vào ngày giao dịch không hưởng quyền của cổ phiếu VID nên mã này được điều chỉnh giảm 28.300 đồng, tương đương -67,06%. Trên thực tế mã này tăng trần lên 42.200 đồng/cổ phiếu. Kết thúc phiên giao dịch, 5.360 cổ phiếu VID được chuyển nhượng thành công, dư bán của mã này trống trơn trong khi khu mua còn khá nhiều.
Ở nhóm giảm giá, hai mã cổ phiếu "hiếm" một thời là BMC và TCT trở thành mã giảm giá mạnh thứ nhất và mạnh thứ hai thị trường, giảm lần lượt 23.000 đồng và 22.000 đồng/cổ phiếu, xuống mức tương ứng 578.000 đồng và 420.000 đồng/cổ phiếu.
Xét về khối lượng giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh toàn thị trường tăng hơn 6% so với phiên trước, đạt 13,535 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 1.288 tỷ đồng.
Với hơn 1,4 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, STB của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín tiếp tục dẫn đầu thị trường; tiếp đến là chứng chỉ quỹ VFMVF1 (hơn 480.000 chứng chỉ), REE (410.180 cổ phiếu), SJS (380.840 cổ phiếu), PVD (356.920 cổ phiếu)...
Cùng với xu hướng của sàn Tp.HCM, tại sàn Hà Nội, dù có tới 69/91 mã tăng giá nhưng chỉ số HaSTC-Index giảm 6,56 điểm, chốt ở mức 372,6 điểm, kết thúc chuỗi 6 ngày lên điểm liên tiếp.
Khối lượng giao dịch giảm giá nhiều so với phiên trước nhưng vẫn đạt mức cao với 6.794.200 cổ phiếu được khớp lệnh. Giá trị giao dịch đạt 714,428 tỷ đồng.
Cả thị trường có gần 20 mã đạt khối lượng khớp lệnh trên 100.000 cổ phiếu, trong đó TBC đạt cao nhất: 331.100 cổ phiếu.
Tăng giá mạnh nhất là cổ phiếu SD7, tăng tới 40.600 đồng, lên 447.700 đồng/cổ phiếu. Ngược lại, giảm giá mạnh nhất là S99, giảm 20.500 đồng, còn 397.200 đồng/cổ phiếu.
(Theo HNMĐT)
Các tin khác
Với sức nóng của thị trường niêm yết, giá một số cổ phiếu (CP) trên thị trường OTC đã nhích lên trở lại nhưng chưa cao. Để nâng giá CP, nhiều doanh nghiệp đã tự cứu mình bằng cách "lên sàn" (niêm yết).
Thị trường OTC đã nhộn nhịp trở lại nhưng không giống với thời điểm cuối năm 2006 và đầu năm 2007. Rất nhiều người đang săn lùng CP ngành ngân hàng, bất động sản, và đặc biệt CP của những công ty sắp niêm yết trên sàn...
Sự chuyển động của chỉ số VN-Index trong thời gian qua, theo đánh giá của giới chuyên môn, là nhanh và quá nóng