Thị trường trồi, sụt, không làm nhụt chí nhà đầu tư

  • Cập nhật: Chủ nhật, 21/10/2007 | 12:00:00 AM

Đối với các nhà đầu tư, phiên giao dịch cuối tuần qua (thứ 6, ngày 19/10) là một trong những phiên giao dịch đầy kịch tính: Mở sàn tòan một mầu đỏ, sau đó sáng tỏ dần sang màu xanh để rồi kết thúc khi đóng cửa khá nhiều cổ phiếu tăng trần, kéo chỉ số Vn-Index và HaSTC-Index tăng trở lại. Thị trường trồi sụt khó lường, nhưng không làm nhụt chí được các nhà đầu tư

Các nhà đầu tư vẫn háo hức.
Các nhà đầu tư vẫn háo hức.

Phiên giao dịch cuối tuần đầy kịch tính

 

Nếu như phiên đầu tuần (ngày 16/10) sàn chứng khóan Hà Nội có một phiên giao dịch đầy ấn tượng với chỉ số HaSTC-Index tăng tới 8,31 điểm, lượng giao dịch đạt rất cao: xấp xỉ 8 triệu đơn vị với hàng loạt mã CP tăng trần, thì những ngày tiếp theo xu hướng của thị trường lại có xu hướng giảm dần. Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ 5 (18/10), thị trường chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh và Hà Nội đều giảm với chỉ số Vn-Index giảm gần 13 điểm, còn chỉ số HaSTC-Index giảm gần 8 điểm. Thị trường trồi, sụt liên tục, không chỉ qua từng ngày, mà qua từng phiên khớp lệnh trong ngày. Tuy vậy, điều đó không những không làm nhụt chí nhà đầu tư, mà ngược lại càng kích thích tham vọng “làm giàu” của họ. Rất nhiều người hy vọng vào cột mốc trong tương lai gần 1.200 điểm (trên sàn Tp. HCM) và 400 điểm ( trên sàn HN) nên lúc này chỉ mong thị trường xuống cho “hàng” rẻ hơn để có cơ hội mua vào, kiếm lợi nhuận cao trong thời gian tới.

Điều này thể hiện khá rõ tại phiên giao dịch cuối tuần qua, khi sàn mở cửa với một màu đỏ “hấp dẫn”: Hàng loạt cổ phiếu được chào bán với giá thấp, trong đó một số mã được chào bán với giá sàn mà cũng không có người đặt mua… Thế nhưng, đến giữa phiên thì tình thế lại chuyển biến ngược lại với sự “đảo chiều” đầy kịch tính của thị trường: Số lệnh đặt mua đột nhiên tăng mạnh với giá mua mỗi lúc một cao, khiến cho rất nhiều nhà đầu tư đã chót bán hàng ở đầu phiên phải há mồm hối tiếc. Đến cuối phiên giao dịch, có những mã cổ phiếu (trong 1 ngày) đã tăng một mạch từ “sàn” tới giá “trần”. Đơn cử như mã cổ phiếu SGD khi mở cửa trên sàn HN có giá thấp nhất 67 ngànđ/CP (sàn), nhưng về cuối phiên đã đạt giá trần là 80,6 ngàn đ/CP (cao nhất), mà không còn hàng để mua. Như vậy, cứ 1 ngàn CP mà lỡ bán vội vào đầu phiên thì chỉ vài tiếng đồng hồ sau nhà đầu tư đã mất đứt 13,6 triệu đồng, làm gì mà chẳng tiếc! Tại phiên giao dịch “đầy kịch tính” này nhiều mã CP như S55, SD9, PTC, S91, PTS… (sàn HN) và HAS, DHG, ACL… (sàn TP. HCM) cũng rơi vào tình huống tương tự. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số VN – Index không những không giảm mà lại tăng thêm 8,39 điểm, trong khi HaSTC – Index tăng tới 11,98 điểm. Nhiều nhà đầu tư “choáng” vì sự đảo chiều đột ngột, rồi bốc lên rất nhanh của thị trường trong ngày hôm đó.   

Nhanh mất tiền, chậm cũng mất tiền… và câu chuyện “bát phở điên”

 

Đấy là nỗi lo và là bài toán khó giải của nhiều nhà đầu tư CK trên sàn Hà Nội, khi mọi giao dịch được khớp lệnh liên tục. Nếu như trong phiên giao dịch cuối tuần qua không ít nhà đầu tư đã mất hàng chục triệu đồng trong ngày vì nhanh tay đặt lệnh sớm, thì trước đó vài ngày nhiều người mất cả đống tiền trong ngày chỉ vì đặt lệnh chậm có 15 – 20 phút đồng hồ. Điều này thường xảy ra trên sàn Hà Nội, khi lệnh được khớp liên tục và có biên độ về giá lớn (10%): Vào những ngày thị trường đột biến giảm, đầu phiên giá của một số mã CP được đặt mua rất cao (giá trần), nhưng chỉ nửa tiếng đồng hồ sau là sụt giảm nhanh, khiến cho ai chậm chân phải trả giá đắt, nhất là đối với các mã CP có “tiền sử” lên nhanh, xuống nhanh trên sàn HN…

Đó cũng là nguồn gốc câu chuyện “bát phở điên” của chị Thuận Trang, quận Hai Bà Trưng, mở tài khoản CK trên sàn giao dịch ACB ở phố Trần Quốc Toản, HN. Sáng hôm đó, chị Trang lên sàn định bán 1000 cổ phiếu PTC, nhưng trên đường đi chị tranh thủ vào ăn bát phở. Đến sàn giao dịch thì đã 9h15, khi đó bên mua đang đặt giá 80 – 80,5 ngàn đồng/CP. Chị vội viết lệnh bán 1000 cổ phiếu PTC, nhưng oái oăm thay phải sau hơn 20 phút thì lệnh của chị mới được nhập lên mạng. Lúc đó thì giá mua chỉ còn đặt ở mức 75 – 76 ngàn đ/CP. Quyết tâm bán bằng được, Chị Trang đã phải hủy lệnh cũ, đặt lệnh bán mới với giá thấp là 74 ngàn đ (trừ hao đi sự chậm chạp, làm mất cơ hội của sàn ACB), và cũng còn may cho chị, cuối phiên chi đã khớp được giá 74 ngàn đồng. Như vậy chỉ vì ăn bát phở trong 10 phút chi Trang đã mất cơ hội, để tuột khỏi tay 6 triệu đồng!

“-Thật thấm thía, tôi đã phải trả giá cho bát phở “điên” ấy tới 6 triệu đồng!, -  chị Trang cho biết, - Tuy nhiên, điều đó cũng không tức bằng sự nhập lệnh rất chậm của các nhân viên sàn chứng khóan ACB. Nếu như lệnh bán của tôi được nhập sớm hơn thì tôi đã không bị mất nhiều tiền như vậy…”

Cùng một suy nghĩ với chị Trang, không ít nhà đầu tư mở tài khoản ở sàn chứng khóan ACB đều kêu ca về việc nhập lệnh rất chậm, đôi khi còn vô lý của sàn CK này, làm mất đi cơ hội, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư. Có người đặt lệnh xong, theo dõi chỉ số trên sàn cứ đinh ninh là mình đã được khớp lệnh, nhưng khi kết thúc phiên giao dịch đã phải thất vọng vì lệnh của họ không được khớp. Trong khi đó, qua quan sát của chúng tôi, các nhân viên nhập lệnh trên sàn có vẻ như có khá nhiều “người quen” (!?). Phải chăng có gì đó chưa rõ ràng trong việc nhận và nhập lệnh..?

Theo nhận định của một số nhà đầu tư có kinh nghiệm, tình trạng trồi sụt của thị trường vẫn còn tiếp diễn ở tuần sau với những phiên điều chỉnh, và VN – Index sẽ chưa thể đạt tới mốc 1.200 điểm. Có thể nhiều nhà đầu tư sẽ xả bớt hàng để cơ cấu lại danh mục, dồn vốn cho các cổ phiếu IPO săp lên sàn như Vietcombank hay PVFC… Nếu như vậy thì thị trường sẽ giảm và các nhà đầu tư lai có điều kiện mua vào với giá rẻ hơn.

 

(Theo HNMĐT)


Các tin khác

Ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán cho rằng nên có mức phạt nặng hơn đối với những vi phạm của đại diện công ty chứng khoán.

Dù lên điểm ở hai đợt khớp lệnh đầu nhưng cuối phiên giao dịch, chỉ số Vn-Index lại giảm 2,59 điểm-phiên thứ 2 liên tiếp Vn-Index giảm. Trong khi đó, sau 6 phiên tăng liên tiếp, chỉ số HaSTC-Index đã quay đầu đi xuống.

Chọn lên sàn là cách để đẩy giá CP lên của nhiều công ty.

Với sức nóng của thị trường niêm yết, giá một số cổ phiếu (CP) trên thị trường OTC đã nhích lên trở lại nhưng chưa cao. Để nâng giá CP, nhiều doanh nghiệp đã tự cứu mình bằng cách "lên sàn" (niêm yết).

Bộ phận giao dịch CP các công ty chưa niêm yết tại Công ty chứng khoán Rồng Việt những ngày qua luôn  tấp nập nhà đầu tư.

Thị trường OTC đã nhộn nhịp trở lại nhưng không giống với thời điểm cuối năm 2006 và đầu năm 2007. Rất nhiều người đang săn lùng CP ngành ngân hàng, bất động sản, và đặc biệt CP của những công ty sắp niêm yết trên sàn...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục