Du lịch Yên Bái: Hướng đi riêng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/2/2014 | 9:03:33 AM

YBĐT - Không có nhiều danh lam thắng cảnh, các điểm du lịch nổi tiếng nhưng với cách làm và hướng đi riêng của mình, Yên Bái đã và đang là điểm đến của nhiều du khách. Doanh thu từ phát triển du lịch đóng góp không nhỏ cho kinh tế địa phương.

Các lễ hội được tổ chức sẽ thu hút nhiều du khách đến với Yên Bái.
(Ảnh: Hoàng Nhâm)
Các lễ hội được tổ chức sẽ thu hút nhiều du khách đến với Yên Bái. (Ảnh: Hoàng Nhâm)

Hiện nay, du lịch Yên Bái phát triển khá mạnh mẽ, từ du lịch tâm linh đến du lịch danh lam thắng cảnh cũng như du lịch cộng đồng, văn hóa lễ hội. Cái được lớn nhất của du lịch Yên Bái là đã khơi dậy và khai thác có hiệu quả các di tích, danh lam thắng cảnh của các địa phương, thu hút khách du lịch. Tỉnh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các khu du lịch trọng điểm và xác định sản phẩm mũi nhọn là vùng du lịch sinh thái văn hóa; xây dựng các tuyến du lịch hấp dẫn du khách như: "Miền Tây hoa ban trắng", "Sức sống thành phố trẻ", "Đất ngọc Lục Yên", "Cội nguồn Tây Bắc", "Sắc màu vùng cao"...

Cũng thông qua du lịch văn hóa đã tạo ra các sản phẩm du lịch góp phần tôn tạo, lưu giữ truyền thống văn hóa dân tộc thông qua các lễ hội; phát triển mạnh du lịch cộng đồng tại các thôn bản (xây dựng nhà nghỉ tại gia, ăn uống, văn nghệ) phục vụ du khách vùng Mường Lò huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Yên Bình và Lục Yên.

Các đền chùa, di tích lịch sử như: đền Thác Bà (Yên Bình), đền Đại Cại (Lục Yên), Tuần Quán, Bách Lẫm (thành phố Yên Bái), đền Đông Cuông (Văn Yên), Khu tưởng niệm nhà yêu nước Nguyễn Thái Học (thành phố Yên Bái), Khu di tích lịch sử Chiến khu Vần (Trấn Yên)... không ngừng được tôn tạo. Các điểm du lịch đã từng bước tạo ra sản phẩm du lịch mang tính cộng đồng, tạo nguồn thu, giải quyết việc làm, thu nhập cho nhân dân. Quan trọng hơn cả là làm cho người dân nhận thức rõ hơn về du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, góp phần xóa đói giảm nghèo và xã hội hóa các hoạt động du lịch.  

Làm du lịch hôm nay không chỉ có các doanh nghiệp, công ty Nhà nước mà đã thu hút được các thành phần kinh tế trong xã hội tham gia. Nếu so với Lào Cai hay Phú Thọ thì chưa bằng nhưng với những kết quả đạt được, Yên Bái đã từng bước khẳng định vị trí. Riêng năm 2013 vừa qua, tỉnh đã thu hút trên 405.000 lượt khách đến thăm quan, du lịch, trong đó có trên 20.000 lượt khách quốc tế; doanh thu từ du lịch đạt gần 200 tỷ đồng - một con số khá ấn tượng.

Cùng với đầu tư xây dựng, tôn tạo các điểm du lịch, việc đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú cũng không ngừng phát triển. Trước đây, cả tỉnh chỉ có một vài nhà khách nhưng nay đã có tới 123 cơ sở lưu trú, hầu hết đạt tiêu chuẩn, trong đó có khá nhiều cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 2 sao, 3 sao với cả ngàn phòng ngủ.

 Yên Bái đã đủ sức tổ chức các sự kiện du lịch tầm cỡ khu vực. Năm 2013, tỉnh đã tổ chức thành công “Lễ hội Sông Hồng”, “Tuần Văn hóa - Thể thao và Du lịch Di tích Danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải” thu hút hàng chục ngàn người tham gia cũng như nhiều du khách quốc tế.

Những năm tiếp theo, Yên Bái tiếp tục mời gọi các nhà đầu tư đầu tư vào các dịch vụ, khu chức năng khu trung tâm du lịch hồ Thác Bà (Yên Bình); khu du lịch sinh thái Suối Giàng, suối nước nóng Bản Bon, Bản Hốc (Văn Chấn); khu du lịch Đầm Hậu (Trấn Yên); điểm dừng chân đèo Khau Phạ, Di tích danh thắng cấp quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải; khu du lịch cộng đồng Vũ Linh (Yên Bình), vùng Mường Lò thuộc huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ... Bên cạnh đó, Yên Bái tiếp tục đầu tư, tôn tạo các điểm du lịch, sản phẩm du lịch để phục vụ tốt du khách gần xa.

Ngọc Trúc

Các tin khác
Sân chọi trâu đã hoàn thiện.

YBĐT - Y Can, huyện Trấn Yên (Yên Bái) là xã có nhiều di tích lịch sử gắn với những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn. Những năm gần đây, người dân trong xã quan tâm khôi phục các nét văn hóa truyền thống đã bị mai một trong quá khứ.

Trẻ em lên ngựa đi rước quanh làng trong ngày xuất gia.

Trẻ em ở Myanmar được gia đình cho xuất gia để tu tập trước khi tự quyết định có đi tu cả đời hay sau đó sẽ hoàn tục.

Sáng 6-2 (tức mùng 7 Tết), tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, lễ hội Tịch điền - Đọi Sơn, lễ hội truyền thống xuống đồng cày ruộng và cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, đã được tổ chức với sự tham dự của đông đảo người dân địa phương và du khách. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và địa phương cùng đại diện một số tỉnh bạn tham dự lễ hội.

Ai đến với Chợ Viềng cũng mua về ít nhất vài lạng thịt bò, thịt bê những mong sung túc, no đủ trong một năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục