Trang trí bằng vàng trên vương miện của vua Muryeong; bình xá lị bằng đồng mạ vàng… là những hiện vật tại Baekje (Hàn Quốc) - khu di sản thế giới UNESCO ghi danh hồi 2015.
|
Bình xá lị bằng đồng mạ vàng
|
Bình xá lị bằng đồng mạ vàng tìm thấy trong tháp đá di tích chùa Mireuk (Di lặc tự) được đặt trong tủ kính chống đạn của Bảo tàng Lịch sử quốc gia tại Hà Nội, nhưng nó không hẳn là một hiện vật mà là một nhóm hiện vật. Bình xá lị gồm có bình bên trong bằng vàng, bình bên ngoài bằng đồng mạ vàng, trong cùng còn có một bình nhỏ được làm bằng thủy tinh. Bình bên ngoài chạm khắc đồ án hoa văn hình hoa, lá sen, hoa kim ngân, phần rìa trang trí chấm dải và đá ngọc. Bình bên trong có cấu trúc tương tự nhưng được trang trí với các họa tiết hoa sen, chấm, hình cầu, dây leo ba lá, trứng cá và đá ngọc.
Bình xá lị này là một nội dung trong trưng bày "Baekje và Jeju: Từ di sản Hàn Quốc đến di sản thế giới” (16.9 - 16.10), do Bảo tàng phối hợp Trung tâm di sản thế giới Baekje tổ chức. Ở đó, công chúng được xem những hình ảnh của Đảo núi lửa - hang dung nham Jeju là nơi thể hiện những đặc trưng địa chất, chứng tích về lịch sử hình thành của trái đất (trở thành Di sản thế giới năm 2007), và quần thể di tích lịch sử Baekje thể hiện nền văn hóa rực rỡ của triều đại Baekje từ 1.400 năm trước (công nhận Di sản thế giới năm 2015).
Một hiện vật khác cũng quý giá và đẹp đẽ là trang trí bằng vàng trên vương miện của vua Muryeong được khai quật trong mộ của vị vua này. Hiện vật được tìm thấy ở vị trí cạnh đầu trong quan tài của vua khi ngôi mộ được tiến hành điều tra và khai quật vào năm 1971. Đây là một tấm vàng mỏng hình thân cây trang trí các bông hoa tạo thành hình ngọn lửa hướng lên trên. Mặt trước có các cánh nhỏ đính ngọc, liên kết với bông hoa và cành lá bằng sợi vàng rất tinh xảo.
Cùng với cung điện, đền đài, các hiện vật này cho thấy vị thế của Baekje là nơi góp phần giao lưu và hình thành nền văn minh Đông Á. Hình ảnh của các di tích này cũng được trưng bày, nhờ đó công chúng được ngắm các tòa thành, các khu lăng mộ hoàng gia với nhiều cách thức xây dựng khác nhau. Bên cạnh thể hiện lịch sử Baekje, các hình ảnh cũng cho phép tìm hiểu lịch sử Phật giáo.
Trong khi đó, di sản Jeju được thể hiện qua những hình ảnh thiên nhiên độc đáo. Hệ thống hang động dung nham Geomunoreum làm người xem kinh ngạc vì các bức tường dung nham sẫm màu được phủ trầm tích carbonat như những bức bích họa. Đỉnh Seongsan Ilcheolbong giống như một pháo đài với một cảnh tượng kỳ vĩ trồi lên từ mặt biển. Núi Halla thay đổi hình dáng và màu sắc theo mùa cùng với thác nước, đá nham thạch với nhiều hình dáng. Vách đá Jusangjeolli với đỉnh cao chót vót và hồ nước trong miệng núi lửa làm tăng thêm sức hấp dẫn về cảnh quan và thẩm mỹ. "Di sản đẹp đẽ và đáng tự hào này cho thấy rõ lịch sử, đặc trưng, quá trình hình thành của trái đất”, Bảo tàng Lịch sử quốc gia chia sẻ thông tin.
(Theo TNO)
Từ ngày 12-17/9, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Phụ nữ và Phát triển Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN thị xã Nghĩa Lộ, Hội LHPN huyện Mù Cang Chải tổ chức các lớp tập huấn về nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành về du lịch cộng đồng cho các ban, ngành liên quan, đại diện cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể, đại diện hộ gia đình đã và đang có ý tưởng thực hiện mô hình homestay tại các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Trấn Yên, Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ.
Sau 2 năm gián đoạn do dịch COVID-19, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng sẽ tổ chức Lễ hội du lịch thác Bản Giốc năm 2022 vào tháng 10 tới.
Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, tháng 8/2022, khách du lịch đến Yên Bái ước đạt 117.770 lượt, riêng khách quốc tế đạt 2.650 lượt; doanh thu du lịch ước đạt 80,6 tỷ đồng.
Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards) năm 2022 đã vinh danh Vườn Quốc gia Cúc Phương là "Công viên quốc gia hàng đầu châu Á". Với kết quả này, Cúc Phương 4 năm liên tiếp là "Công viên quốc gia hàng đầu châu Á" từ năm 2019 đến 2022.