Yên Bái khai thác di sản văn hóa để phát triển du lịch

  • Cập nhật: Thứ ba, 12/9/2023 | 8:32:22 AM

YênBái - Thực hiện chủ trương biến di sản thành tài sản phục vụ đắc lực quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã quan tâm khai thác những giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc gắn với phát triển du lịch.

Nghệ thuật Xòe Thái của tỉnh Yên Bái là “đặc sản” được nhiều du khách trong và ngoài nước ấn tượng.
Nghệ thuật Xòe Thái của tỉnh Yên Bái là “đặc sản” được nhiều du khách trong và ngoài nước ấn tượng.


Các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của tỉnh đã trở thành nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển du lịch bền vững khi Nhà nước chủ trương phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh hiện có 1 di sản Nghệ thuật Xòe Thái đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; 6 di sản văn hóa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm: Lễ cấp sắc của người Dao huyện Văn Yên; Nghệ thuật Xòe Thái ở Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ; Hạn Khuống của người Thái thị xã Nghĩa Lộ; Lễ mừng cơm mới của người Mông, huyện Mù Cang Chải; Nghệ thuật Khèn Mông của 3 huyện Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu. 

Các di sản đã góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào và nhận thức bảo vệ di sản của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh. 

Đặc biệt, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn tỉnh gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 nhằm đề xuất các giải pháp tổng thể cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Cùng với đó, trên 1.500 đội văn nghệ, câu lạc bộ văn nghệ quần chúng đang hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh đã góp phần đẩy mạnh công tác bảo tồn văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch, quảng bá và giới thiệu bản sắc văn hóa các dân tộc. Trong đó, người dân đang là yếu tố giữ vai trò quan trọng trong việc lưu giữ, trình diễn các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán địa phương; đồng thời tham gia một phần vào quy trình hoạt động du lịch như cung cấp dịch vụ lưu trú tại nhà, làm hướng dẫn viên, dịch vụ vận chuyển… 

Nhờ tham gia vào các hoạt động du lịch đã giúp cộng đồng dân cư ở các địa phương trên địa bàn tỉnh nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác quản lý, bảo vệ di sản. Từ đó, người dân có đời sống tinh thần phong phú hơn, thu nhập ổn định từ di sản. 

Việc xác định và xây dựng thương hiệu du lịch các địa phương từ di sản văn hóa đã thật sự tạo nên sự khác biệt hấp dẫn cho từng địa phương. Năm 2022, toàn ngành du lịch tỉnh Yên Bái đón trên 1,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 28.000 lượt khách (đạt mục tiêu tại Nghị quyết số 28 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 phấn đấu năm 2025, đón trên 1.500.000 lượt khách), trong đó, khách du lịch tham quan di tích và dự các lễ hội di sản chiếm tỷ lệ khá cao. 

8 tháng qua , Yên Bái ước đón phục vụ 1.285.000 lượt du khách (đạt 85,6% kế hoạch; tăng 22,8% so với cùng kỳ); khách quốc tế đạt 58.625 lượt; doanh thu ước đạt gần 1,028 tỷ đồng (đạt 76,1% kế hoạch, tăng 49,9% so với cùng kỳ). 

Thời gian tới, tỉnh sẽ quan tâm chú trọng đầu tư phát triển, quảng bá rộng rãi thương hiệu du lịch riêng có của địa phương mình dựa vào những giá trị nổi bật về di sản, những giá trị văn hóa đa dạng và phong phú của các dân tộc. Các cơ quan chức năng, các địa phương tiếp tục góp sức vào việc bảo tồn di sản văn hóa, đưa vào khai thác những nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quý giá một cách hợp lý để tạo "sức bật" cho phát triển du lịch bền vững.

Thanh Chi

Tags Yên Bái di sản văn hóa du lịch văn nghệ quần chúng Nghệ thuật Xòe Thái khèn Mông ruộng bậc thang Mù Cang Chải

Các tin khác
Cây cổ thụ tại vườn quốc gia Cúc Phương. Ảnh: VQG Cúc Phương cung cấp

Đây là lần thứ năm liên tiếp vườn quốc gia Cúc Phương được vinh danh là vườn quốc gia hàng đầu châu Á.

Đoàn rước trong lễ hội Cầu Trăng ở Hà Giang. (Nguồn: Đài Phát Thanh, Truyền hình tỉnh Hà Giang)

Lễ hội Cầu Trăng của người Tày ở Hà Giang diễn ra vào Rằm tháng Tám Âm lịch hằng năm, với ý nghĩa cầu mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, bình an và nhiều may mắn cho dân bản.

Các gian hàng giới thiệu món ăn dân tộc, sản phẩm đặc trưng trong Lễ hội truyền thống “Sắc màu văn hoá” các dân tộc xã Phong Dụ Thượng.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hệ sinh thái phong phú, độc đáo cùng bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc, xã vùng cao Phong Dụ Thượng (Văn Yên) đang nỗ lực đưa du lịch phát triển theo hướng làm sinh kế mới cho người dân.

Diễn viên quần chúng tích cực tập luyện sẵn sàng chuẩn bị cho Lễ hội.

Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò và Ngày hội Văn hoá các dân tộc Yên Bái sẽ tổ chức 30 hoạt động để thu hút khách du lịch, trong đó, 14 hoạt động tại các xã, phường; 16 hoạt động được tổ chức cấp thị xã. Lễ hội sẽ khai mạc vào 20h tối 30/9/2023 tại Sân vận động thị xã Nghĩa Lộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục