Lục Yên phát huy giá trị văn hóa các lễ hội

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/12/2023 | 1:46:02 PM

YênBái - Lục Yên là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử; phong phú các loại hình văn hóa phi vật thể, trong đó, tiêu biểu và đặc sắc là các lễ hội truyền thống.

Người dân xã Mường Lai tham gia điệu múa Dậm thuông tại Lễ hội Xo may.
Người dân xã Mường Lai tham gia điệu múa Dậm thuông tại Lễ hội Xo may.


Lễ hội Xo may xã Mường Lai được tổ chức vào dịp đầu năm gắn với lễ cầu đình Nà Ngàm, nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp, quảng bá, giới thiệu những bản sắc riêng có của người Tày Mường Lai tới du khách gần xa. Lễ hội được tổ chức nhằm cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản mường yên vui no ấm. 

Ông Triệu Văn Thuộc - Chủ tịch UBND xã Mường Lai cho biết: "Lễ hội là dịp để người dân gặp gỡ, giao lưu, kể cho nhau nghe những câu chuyện hay, tốt đẹp và mong muốn cho một năm mới mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no, gia đình hạnh phúc”. 

Lễ hội có hai phần chính, phần lễ và phần hội. Phần lễ rước tại đình Nà Ngàm. Đối với phần hội, người dân được gặp gỡ, giao lưu và thưởng thức diễn xướng văn hóa đặc trưng thông qua điệu múa Dậm Thuông. Phần hội còn có các trò chơi dân gian như: đánh quay, vá yến, đi cà kheo… 

Đây là hoạt động văn hóa tín ngưỡng độc đáo, có ý nghĩa thiết thực với đồng bào Tày ở xã Mường Lai. Ngoài tạo không khí vui tươi, phấn khởi, lễ hội còn giúp người dân phát huy tinh thần đoàn kết, cùng nhau quyết tâm bước vào một năm lao động, sản xuất để có mùa màng bội thu. 

Thực hiện Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về quản lý và tổ chức lễ hội, hàng năm, UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo đơn vị chuyên môn, các xã, thị trấn triển khai thực hiện các quy định về tổ chức các hoạt động trong lễ hội, tăng cường công tác quản lý nhà nước về lễ hội, hướng dẫn UBND các xã, thị trấn, các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn huyện tổ chức các lễ hội.

Các lễ hội tổ chức đảm bảo an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục tập quán của địa phương. 

Nhiều lễ hội truyền thống được phục dựng đã phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, qua đó lồng ghép đưa các yếu tố văn hóa tiến bộ, phù hợp với nhu cầu hưởng thụ văn hóa và tâm linh của đồng bào các dân tộc.

Bà Phùng Thị Thu Hương - Phó trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Lục Yên cho biết: "Huyện đặc biệt chú trọng bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc; triển khai, xây dựng nhiều giải pháp phù hợp với từng địa phương, từng dân tộc, duy trì và phát huy các nét đẹp văn hóa của các lễ hội truyền thống, như: Lễ hội đền Đại Cại, xã Tân Lĩnh; Lễ hội đình Nà Ngàm, xã Mường Lai; Lễ hội cầu mùa, xã Khai Trung; Ngày hội văn hóa dân tộc Dao, xã Tân Phượng; Ngày hội Pay Tái, xã Lâm Thượng; Lễ hội Cắc Kéng, xã Khánh Thiện…”. 

Hàng năm, huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch sưu tầm và bảo tồn văn hóa dân gian các dân tộc. Hiện nay, trên địa bàn huyện Lục Yên có 9 di sản văn hóa phi vật thể được bảo tồn theo theo chương trình mục tiêu quốc gia: hát đón dâu (quan làng) của người Tày; tục "kết tồng" (kết phường, kết bạn) của người Tày, xã An Phú; hát "Páo dung” của người Dao đỏ; lễ đặt tên con của người Nùng An; nghề dệt, nhuộm, thêu hoa văn trên vải của người Dao đỏ, xã Phúc Lợi; Lễ hội Cầu mùa của người Dao đỏ, xã Khai Trung; nghệ thuật khắp Coọi của người Tày, xã Mường Lai; nghệ thuật hát đối (cò lảu) của người Nùng, xã Phan Thanh; đặt tên con của người Tày, xã Tân Lập. 

Các hoạt động văn hóa tại lễ hội và ngày hội được tổ chức đúng quy định và đang trở thành nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng lành mạnh, có quy mô ngày càng lớn, thu hút đông đảo nhân dân trong huyện và du khách đến với địa phương. 

Việc bảo tồn, gìn giữ và phục dựng lại các lễ hội góp phần xây dựng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng các dân tộc, từng bước tôn tạo, bảo tồn các nét đẹp văn hóa truyền thống, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc. Thời gian tới, huyện Lục Yên tiếp tục duy trì, tổ chức một số lễ hội, ngày hội đã được phục dựng, chỉ đạo đơn vị chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ, đảng viên và nhân dân tự nguyện, tích cực hưởng ứng thực hiện khôi phục, duy trì lễ hội của địa phương. 

Hồng Duyên

Tags Lục Yên giá trị văn hóa lễ hội miền đất Ngọc lễ hội Xo may

Các tin khác
Hoa tớ dày nở tím khắp triền núi ở Mù Cang Chải. (Ảnh: Tổ quốc)

Festival Khèn Mông, Lễ hội Hoa tớ dày năm 2023 và Lễ công bố Quyết định đưa Nghệ thuật Khèn Mông, Nghệ thuật tạo hình vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải của người Mông 3 huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ khai mạc tại huyện Mù Cang Chải vào ngày 23/12.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt có chủ đề “Thanh âm giữa ngàn mây” được dàn dựng công phu, chuyên nghiệp.

Tối 20/12, tại Sân vận động trung tâm huyện Mù Cang Chải, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức sơ duyệt Chương trình Lễ Công bố Quyết định và trao Chứng nhận Di sản Văn hoá phi vật thể quốc gia Nghệ thuật khèn, Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông 3 huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; Khai mạc Festival trình diễn khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ Dày năm 2023. Tới dự và chỉ đạo có có đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Danh lam thắng Ngũ Hành Sơn là Di tích Quốc gia Đặc biệt với nhiều thắng cảnh đẹp, độc đáo, lạ mắt.

Có vẻ đẹp hài hòa của vùng sinh thái tự nhiên đan xen cùng với đời sống văn hóa tâm linh nên Danh thắng Ngũ Hành Sơn càng ngày càng thu hút khách du lịch đến tham quan.

Không khí tập luyện cho Lễ công bố Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật Khèn Mông đang được huyện Mù Cang Chải chuẩn bị chu đáo

Ngày 19/12, Huyện ủy Mù Cang Chải đã tổ chức họp đánh giá công tác chuẩn bị Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật khèn Mông; Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông 3 huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và Khai mạc Festival khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày năm 2023. Lễ hội sẽ được tổ chức vào 20h ngày 23/12 tại Sân vận động trung tâm huyện Mù Cang Chải.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục